Mặc dù người dân có thể quan sát bằng mắt thường, tuy nhiên hình ảnh sẽ đẹp và sắc nét hơn nếu nhìn qua ống nhòm hoặc kính thiên văn. Một số bạn trẻ đã chuẩn bị sẵn một số kính thiên văn và ống nhòm để người dân có thể xem hiện tượng này. Anh Nguyễn Văn Tuấn (37 tuổi, nhà quận 7, TP.HCM) vui vẻ nói: “Nhìn bằng mắt thường thì chả nhìn được gì, chỉ có xem bằng kính thiên văn mới rõ. Ai cũng muốn xem hiện tượng thú vị này và cũng muốn lưu lại hình ảnh này để đem về nhà cho gia đình xem. Người thì đông mà kính thiên văn thì chỉ có gần chục cái, cho nên phải xếp hàng, tới lượt ai thì người đó xem vậy cho công bằng.”
Tại biển Thuận An (cách thành phố Huế 12 km về hướng đông) nhóm Thiên Văn Huế cũng đã chuẩn bị ... ống kính, máy ảnh để quan sát hiện tượng “gấu ăn trăng”
Chiều ngày 4-4, người dân Huế đam mê thiên văn cũng tìm những địa điểm thuận lợi để đón xem nguyệt thực toàn phần, được cho là ngắn nhất thế kỷ 21.
Thời tiết ở đây vẫn khá oi bức nên những địa điểm như: tượng đài Quang Trung, cầu Trường Tiền, kỳ đài... là ưu tiên số 1 vì vừa mát mẽ vừa thuận lợi để ngắm và lưu giữ lại những khoảng khắc thiên văn kỳ thú này.
Từ rất sớm người yêu thiên văn và những người tò mò xem nguyệt thực đã chuẩn bị máy ảnh , ống kính thiên văn... để chụp lại khoảnh khắc khi trăng nhuộm đỏ.
Tại biển Thuận An (cách thành phố Huế 12 km về hướng đông) nhóm Thiên Văn Huế cũng đã chuẩn bị ... ống kính, máy ảnh để quan sát hiện tượng này.
Trẻ con cũng háo hức đợi đến lượt vào xem
Người dân háo hức đứng xếp hàng đợi đến lượt vào xem “mặt trăng máu” bằng kính thiên văn.
Các bạn trẻ thay phiên nhau lần lượt nhìn vào kính thiên văn xem “mặt trăng máu”.
“Mặt trăng máu” được bằng máy ảnh thông qua kính thiên văn.