Bên cạnh 4 tỉnh Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Nam và Đồng Nai được khảo sát cho kết quả 100% học sinh được hỏi có nhu cầu vào ĐH thì 6 tỉnh thành còn lại cũng có tổng số 97,7% trả lời sẽ thi vào đại học sau khi tốt nghiệp THPT.
Công tác hướng nghiệp hiện chủ yếu tập trung vào ĐH, CĐ thay vì học nghề.
Chi phí cao - kiếm việc khóÔng Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, những chính sách ưu đãi cho đào tạo nghề hiện nay chưa đủ thuyết phục phụ huynh, học sinh lựa chọn học nghề. Các số liệu cho thấy, học phí các trường lớp 10 công lập dao động ở mức 90.000 - 120.000 đồng/ tháng, giáo dục thường xuyên thấp hơn, chỉ ở mức 65.000 - 70.000 đồng/ tháng, trong khi đó học phí học nghề và TCCN một năm từ 2 - 4 triệu đồng. Chính chi phí cao khiến nhiều phụ huynh cho rằng trường hợp xấu nhất, con mình thi trượt lớp 10 thì một là cho nghỉ học, hai là học bổ túc văn hóa, chứ không cho học nghề. Nhận định về vấn đề phân luồng học nghề, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng, hiện nay con đường chính của học sinh là đi từ THCS lên THPT, bên cạnh đó là con đường mòn ngoằn ngoèo vào TCCN và dạy nghề mà chỉ những người “sa cơ lỡ vận” mới bước vào. Cái khó theo Bộ trưởng ở chỗ: “Nếu chỗ tuyển dụng nào cũng đòi hỏi phải tốt nghiệp ĐH, có bằng thạc sĩ... thì dù có tuyên truyền, vận động và đổi mới hoạt động của các trường trung cấp cách nào cũng không thu hút được HS vào học nghề và việc phân luồng vẫn không có lối thoát” - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.
Hướng nghiệp “chết” ngay từ trong trường phổ thôngThêm một nguyên nhân khiến con đường học nghề đi vào bế tắc theo phân tích của ông Lê Đông Phương, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, là vì đa số học sinh, nhất là bậc THCS, đều “đói” thông tin về nghề nghiệp, trong khi các tài liệu giáo dục hướng nghiệp chỉ đề cập đến một số ít nghề phổ biến trong rất nhiều nghề hiện nay. “Về vùng sâu vùng xa, tôi thấy nhiều học sinh lớp 12 không có tài liệu nào ngoài quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ…”. Giáo viên thì không thích dạy hướng nghiệp và phần lớn đều là giáo viên không chuyên. Thực trạng là hiện nay có tới hơn 2/3 học sinh lớp 10 đăng ký học ban Khoa học Tự nhiên để thi khối A, trong khi rất nhiều HS có năng lực và sẽ có tương lai thực sự nếu lựa chọn các hướng khác. Ông Lê Đông Phương đề xuất phải tổ chức hướng nghiệp cho HS từ năm lớp 6 chứ không đợi đến lớp 9. Từ sự èo uột trong hướng nghiệp, kết quả phân luồng, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, đang hết sức khó khăn. Hầu như học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, sau đó thi vào ĐH, CĐ. Bộ GD-ĐT đưa ra con số, từ năm học 2010 - 2012, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT chiếm trên 70%; THCS tham gia bổ túc THPT trên 8%. Chỉ có 1,8 - 2% tốt nghiệp THCS vào học TCCN. Một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chỉ có khoảng 1,3 - 1,4% HS tốt nghiệp THCS vào học TCCN. “Rõ ràng phân luồng học nghề đang là một con đường chưa ổn, chưa an toàn. Việc của chúng ta là phải tạo lập được con đường an toàn, tới đích. Có thể thời gian sẽ dài hơn nhưng rẻ hơn, ổn định hơn, thì người ta sẽ chấp nhận”- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nêu rõ. Cụ thể, theo Bộ trưởng là chủ yếu cần cơ chế và chính sách khuyến khích học sinh học nghề, nhà trường đào tạo nghề, các doanh nghiệp sử dụng nhân lực… Rồi sau đó là đổi mới hoạt động nhà trường”.
Hướng nghiệp “chết” ngay từ trong trường phổ thôngThêm một nguyên nhân khiến con đường học nghề đi vào bế tắc theo phân tích của ông Lê Đông Phương, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, là vì đa số học sinh, nhất là bậc THCS, đều “đói” thông tin về nghề nghiệp, trong khi các tài liệu giáo dục hướng nghiệp chỉ đề cập đến một số ít nghề phổ biến trong rất nhiều nghề hiện nay. “Về vùng sâu vùng xa, tôi thấy nhiều học sinh lớp 12 không có tài liệu nào ngoài quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ…”. Giáo viên thì không thích dạy hướng nghiệp và phần lớn đều là giáo viên không chuyên. Thực trạng là hiện nay có tới hơn 2/3 học sinh lớp 10 đăng ký học ban Khoa học Tự nhiên để thi khối A, trong khi rất nhiều HS có năng lực và sẽ có tương lai thực sự nếu lựa chọn các hướng khác. Ông Lê Đông Phương đề xuất phải tổ chức hướng nghiệp cho HS từ năm lớp 6 chứ không đợi đến lớp 9. Từ sự èo uột trong hướng nghiệp, kết quả phân luồng, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, đang hết sức khó khăn. Hầu như học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, sau đó thi vào ĐH, CĐ. Bộ GD-ĐT đưa ra con số, từ năm học 2010 - 2012, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT chiếm trên 70%; THCS tham gia bổ túc THPT trên 8%. Chỉ có 1,8 - 2% tốt nghiệp THCS vào học TCCN. Một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chỉ có khoảng 1,3 - 1,4% HS tốt nghiệp THCS vào học TCCN. “Rõ ràng phân luồng học nghề đang là một con đường chưa ổn, chưa an toàn. Việc của chúng ta là phải tạo lập được con đường an toàn, tới đích. Có thể thời gian sẽ dài hơn nhưng rẻ hơn, ổn định hơn, thì người ta sẽ chấp nhận”- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nêu rõ. Cụ thể, theo Bộ trưởng là chủ yếu cần cơ chế và chính sách khuyến khích học sinh học nghề, nhà trường đào tạo nghề, các doanh nghiệp sử dụng nhân lực… Rồi sau đó là đổi mới hoạt động nhà trường”.
Theo Vinh Hương (ANTĐ)