Bầy cá voi bị mắc cạn từ tối 9-2. Bắt đầu từ sáng sớm 10-2, người dân địa phương và nhân viên bảo tồn đã cố gắng cứu hộ cho những con còn sống và đưa chúng trở lại biển. Trong số cá voi mắc cạn có 300 con đã chết. Vụ việc được xem là một trong những hiện tượng cá voi mắc cạn nghiêm trọng nhất ở New Zealand từ trước tới nay.
Các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đôi khi, tai nạn xảy ra vì cá voi đã già, bị bệnh, bị thương hay phạm sai lầm về định hướng, đặc biệt ở những nơi có bờ biển thoai thoải. Khi cá voi bị mắc cạn, chúng có thể phát ra những tín hiệu báo nguy, thu hút đồng loại, khiến chúng cũng bị mắc cạn khi triều xuống.
Vụ 400 cá voi mắc cạn ở bãi biển Farewell Spit, New Zealand là một trong những vụ mắc cạn lớn nhất lịch sử. Ảnh: AP
Theo tờ New Zealand Herald, cơ quan bảo tồn đã nhận được tin báo về vụ việc từ tối 9-2 nhưng đến sáng mới triển khai do cứu hộ cá voi trong đêm tối là rất nguy hiểm.
Andrew Lamason, quản lý cơ quan bảo tồn, cho biết đây là một trong những vụ mắc cạn tập thể lớn nhất lịch sử New Zealand.
Theo chương trì bảo vệ động vật biển hữu nhũ, mỗi năm, ở New Zealand có khoảng 300 cá heo và cá voi mắc cạn, vào khoảng lớn nhất trên thế giới. Farewell Spit là một trong những địa điểm hay xảy ra mắc cạn. Vào năm 2015, khoảng 200 cá voi đã bị mắc cạn ở đó và hơn nửa không thể sống sót trở về biển.