Huyền Như trong phiên xử sơ thẩm hồi tháng 1-2014
Việc để Như chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ của các công ty nói trên không phải lỗi của họ mà lỗi từ sự buông lỏng quản lý của VietinBank, tạo điều kiện cho Huyền Như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tiền trong tài khoản hợp pháp của 5 công ty trên.
Đại diện VKS cũng cho rằng hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, sử dụng các con dấu, chữ ký giả để chiếm đoạt tài sản có thể truy tố Huyền Như tội danh “Tham ô tài sản”. Theo đó, ngoài tội danh mà bản án sơ thẩm đã tuyên Huyền Như “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, VKS đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm, truy tố Huyền Như thêm tội danh “Tham ô tài sản”.
Khoản 4 Điều 278 Bộ Luật Hình sự quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, có một giả thiết, với đề nghị thay đổi tội danh đối với Huyền Như của VKS, nếu tòa chấp thuận thì với số tiền phạm tội trên 1.000 tỷ đồng nói trên, Huyền Như sẽ bị truy tố theo Khoản 4 Điều 278 Bộ Luật Hình sự với mức án từ 20 năm, tù chung thân đến tử hình.
Huỳnh Thị Huyền Như sẽ phải đối diện bản án tử hình.
Tuy nhiên, Điều 35 Bộ luật Hình sự quy định:Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Như vậy, cho đến khi tòa mở lại phiên xét xử sơ thẩm lần 2, khi đó đã qua năm 2015 (con của Huyền Như sẽ tròn 36 tháng tuổi vào khoảng tháng 2-2015) Huyền Như liệu có thoát án tử hình?
Sáng nay, phiên tòa tiếp tục làm việc với phần tranh luận.