Lời cảnh báo này được đưa ra một ngày sau sự kiện Israel đánh sập một tòa nhà dân sự Al Zafer Tower cao 13 tầng tại dải Gaza, vào ngày 23-08.
Israel cho đây là một trung tâm chỉ huy quân sự của Phong trào Hồi giáo Hamas. Đây cũng là kiến trúc lớn nhất mà Isreal từng phá hủy trong cuộc chiến tại Gaza.
Như để minh chứng, chỉ vài giờ sau lời kêu gọi của ông Netanyahu, 10 căn nhà đã bị phá hủy tại ngôi làng Khan Younis phía Nam Gaza với cùng cách thức không kích. Một trong số đó được Israel thông báo là nơi ở của một quan chức cấp cao của Hamas.
Có thể thấy, Isreal đã công khai ý định đẩy mạnh hoạt động quân sự của mình ngay tại những khu vực đông dân cư tại Gaza, bất chấp sự phản đối ngày càng tăng cao của cộng đồng quốc tế.
Một trong 12 cột khói được đưa ra minh chứng cho hành động không kích của Israel tại Gaza hồi 23-8 vừa qua. (Ảnh: Reuters)
Người phát ngôn của Hamas đã mô tả lời cảnh báo của ông Netanyahu là một bằng chứng rõ ràng về những “tội ác chiến tranh” mà phía Israel sẵn sàng thực hiện đối với dân thường tại Gaza.
Đồng thời, lực lượng Hamas đã chính thức ủng hộ nỗ lực của chính quyền Palestine để tham gia vào Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC).
Việc Palestine được nâng cấp quan sát viên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hồi năm 2012 đã giúp chủ thể này thỏa điều kiện tham gia vào ICC.
Chính quyền Palestine hiện đang nỗ lực thuyết phục tất cả các đảng phái tại đây công khai ủng hộ hành động này.
Một quyết định chính thức từ phía chính quyền Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas có thể sẽ sớm được tuyên bố.
Tuy nhiên, bản thân tổ chức Hamas cũng có khả năng đối mặt với các phán quyết bất lợi từ ICC. Việc Palestine tham gia vào ICC sẽ tạo cơ sở cho tổ chức này can thiệp vào xung đột tại dải Gaza.
Hoạt động điều tra của ICC có quyền tiến hành đối với tất cả các bên, cả Israel và phía tổ chức Hamas. Và tổ chức Hồi giáo này cũng không phải hoàn toàn vô tội khi đã tiến hành phóng hàng ngàn quả đạn cối và tên lửa sang khu vực miền Nam Israel.