Khách hàng ở đồng bằng sông Cửu Long có thể vay đến 3 tỷ đồng không cần tài sản đảm bảo

(PLO)- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hôm nay 15-10, Ngân hàng Nhà nước đã có các văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL hướng dẫn một số nội dung để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện chương trình.

Nông dân đồng bằng sông Cửu Long có thể vay đến 3 tỷ đồng không cần tài sản đảm bảo
Chính sách cho vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70%-80% giá trị phương án, dự án - Ảnh: ĐĐK

Chương trình cho vay theo 2 giai đoạn (căn cứ theo 2 giai đoạn triển khai Đề án theo Quyết định 1490), trong đó giai đoạn thí điểm từ nay tới cuối năm 2025 do Agribank là ngân hàng chủ lực cho vay và giai đoạn mở rộng từ khi kết thúc thí điểm tới năm 2030 tại các tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng nguồn vốn tự huy động của tổ chức tín dụng; do đó, việc cho vay được thực hiện theo cơ chế thương mại với các điều kiện cho vay theo quy định hiện hành của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Chương trình này giúp đáp ứng nhu cầu vốn ngắn, trung, dài hạn của tất cả các khâu (sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ) trong liên kết lúa gạo.

Về lãi suất cho vay, tổ chức tín dụng chủ động cân đối nguồn vốn, tiết giảm chi phí để xem xét áp dụng lãi suất cho vay thấp hơn tối thiểu 01%/năm so với lãi suất cho vay của kỳ hạn tương ứng đang áp dụng đối với khách hàng cùng kỳ hạn/cùng nhóm.

Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chưa công bố định mức chi phí thực tế thực hiện khâu sản xuất lúa gạo trong liên kết lúa gạo và xác định, công bố các vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết theo Quyết định 1490 nên các tổ chức tín dụng chưa có cơ sở đánh giá về nhu cầu vốn phục vụ các chuỗi liên kết theo Đề án.

Tuy nhiên, về nguyên tắc, khả năng giải ngân phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn thực tế của các chủ thể tham gia liên kết.

Ngoài ưu đãi về mức giảm lãi suất tối thiểu 01% nêu trên, các chủ thể tham gia liên kết lúa gạo còn được hưởng nhiều ưu đãi khác theo quy định tại theo Nghị định 55-2015/NĐ-CP ngày 09-6-2015, Nghị định 116-2018/NĐ-CP ngày 07-9-2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như:

Mức cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa là từ 100 triệu đồng đến 03 tỷ đồng (tùy đối tượng khách hàng cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã);

Chính sách cho vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70%-80% giá trị phương án, dự án; đồng thời, quy định về quản lý dòng tiền trong cho vay liên kết nông nghiệp nhằm hạn chế rủi ro, khuyến khích tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm