Hằng ngày bà Điệp vẫn phải đi nhờ qua bờ ruộng của những hộ dân khác. Ảnh: NN
Đến năm 2012, vợ chồng bà P. cắm trụ xi măng, giăng lưới làm hàng rào kiên cố không cho bà Điệp đi nữa. Giữa năm 2014, bà Điệp khởi kiện ra TAND huyện Củ Chi yêu cầu bà P. mở lối đi chung. Sau khi thụ lý, tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là buộc bà P. phải tháo dỡ hàng rào.
Chi cục Thi hành án dân sự (THA) huyện Củ Chi vào cuộc thì bà P. tự nguyện tháo dỡ nhưng nửa tháng sau lại rào lại. Bà Điệp đến hỏi thì Chi cục THA huyện bảo đã thi hành xong, trách nhiệm không còn thuộc cơ quan mình nữa. TAND huyện Củ Chi thì khẳng định quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn còn hiệu lực, Chi cục THA huyện vẫn phải tiếp tục thi hành theo thẩm quyền. Sau đó, khi cán bộ tòa xuống đo đạc phần tranh chấp lối đi chung thì bị vợ chồng bà P. cản trở.
Ngày 11-12, Phó Chi cục trưởng Chi cục THA huyện Củ Chi Nguyễn Thành Lừng cho biết cơ quan này vừa gửi công văn sang TAND huyện để bố trí lịch kết hợp cùng tòa xuống thực hiện đo đạc, định giá phần tranh chấp lối đi chung giữa hai bên. Theo ông Lừng, nếu khi tổ công tác thực hiện nhiệm vụ mà bà P. có dấu hiệu không chấp hành hoặc chống cự thì Chi cục THA sẽ đề nghị công an xem xét, xử lý hình sự.
Nhận xét về vụ việc trên, ông Trần Văn Nhàn (Trưởng phòng Kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo Cục THA dân sự TP.HCM) nói: “Theo Điều 118 Luật THA dân sự, nếu bà P. không thực hiện quyết định của tòa thì chấp hành viên ra quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực nghĩa vụ THA. Hết thời hạn ấn định mà người phải THA không thực hiện nghĩa vụ THA thì chấp hành viên chuyển hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Ông Nhàn còn cho biết thêm, mới đây Cục THA TP.HCM đã ra quyết định xử phạt ông NVC (ngụ quận Thủ Đức) 10 triệu đồng do không chấp hành đo vẽ nhà, đất theo quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa.