BỘ TRƯỞNG Y TẾ NGUYỄN THỊ KIM TIẾN:

Không thể cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị

Không thể cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị ảnh 1

Người nhà bệnh nhân cũng phải ký cam kết không đưa phong bì cho bác sĩ trước và trong khi điều trị, còn sau đó lại là vấn đề khác.

Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói “nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được”. Quà này là quà nghĩa tình. Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của họ với người thầy thuốc. Vì thế, không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị. (Người Lao Động, 27-3)

Ông LƯƠNG VĂN LÝ, DNL Partners, nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM:

Đổi mới đòi hỏi “leo rào” nhiều hơn

Không thể cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị ảnh 2

Tôi phục vụ đến ít ra ba thế hệ lãnh đạo và nhận thấy rằng dường như những bức xúc của thế hệ ban đầu như cụ Nguyễn Văn Linh, cụ Mai Chí Thọ, hay cụ Võ Văn Kiệt khiến họ phải quyết định đổi mới thì tới thế hệ sau không còn mãnh liệt như trước nữa. Tức là người ta cảm thấy có thể đi chậm lại, có thể bớt tính đột phá mà tình hình vẫn ổn.

(…) Những năm cuối 1990 bước đầu sang 2000, cùng với những cố gắng ra đời và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật thì sự kiểm soát của Trung ương chặt chẽ hơn, nhiều luật hơn và phép tắc hơn và định hình khung rõ ràng hơn. Trong khi đó, đổi mới thì đòi hỏi phải thay đổi, thậm chí phải “leo rào” nhiều hơn, thành ra có nhiều sự ngại ngùng.

Tôi có cảm giác đến một lúc nào đó người ta sẽ sợ mất quyền kiểm soát. (Vietnamnet, 26-3)

Chủ tịch UBND TP Hà Nội NGUYỄN THẾ THẢO:

Doanh nghiệp đang chê Hà Nội

Không thể cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị ảnh 3

Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội càng ngày càng tụt hạng. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang chê Hà Nội rất nhiều.

Các mặt hàng tồn kho nhiều, bất động sản chưa được khơi thông, nợ xấu có xu hướng gia tăng, nhiều doanh nghiệp chưa có khả năng phục hồi, luôn có nguy cơ phá sản… Nền kinh tế là cơ thể, doanh nghiệp là tế bào, còn vốn chính là máu. Thiếu máu doanh nghiệp sẽ yếu. Vì thế vấn đề cốt lõi vẫn phải là giải quyết được nguồn vốn. Phía ngân hàng phải làm thế nào để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn. (VnEconomy, 25-3)

TS NGUYỄN TẤN BÌNH, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến

Người dân muốn biết DN đang tồn bao nhiêu xăng, giá nào?

Không thể cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị ảnh 4

Sức mua rất kém mà giá xăng lại tăng kéo theo sự biến động ở mọi hàng hóa càng khiến tiêu thụ èo uột hơn nữa. Người bán muốn giải phóng được hàng sẽ phải cân nhắc mức tăng giá bao nhiêu là hợp lý, bởi nếu gộp hết chi phí xăng dầu vào giá sẽ chẳng có ai mua. Trong giai đoạn suy thoái, khủng hoảng như hiện nay, giá xăng tăng như “đổ thêm dầu vào lửa”, làm xáo trộn không chỉ sản xuất kinh doanh mà còn đến cả đời sống xã hội.

… Việc giá xăng tăng nhanh, giảm chậm có dấu hiệu quyền lợi cục bộ, nhóm lợi ích. Cần có sự minh bạch hơn trong điều hành giá xăng dầu hoặc thị trường hóa có sự kiểm soát của Nhà nước. Mỗi khi tăng giá, người dân muốn biết doanh nghiệp đang tồn bao nhiêu lít với mức giá nào, cất trữ ở đâu, bài toán chi phí khi bán với giá cũ và sau khi tăng giá... (Vnexpress, 29-3)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm