Không thích ứng ‘bình thường mới’, sinh viên giỏi cũng bị ‘loại’

(PLO)- Sau đại dịch COVID-19, sinh viên sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn việc làm nhưng cũng phải học cách chấp nhận để thay đổi, để thích ứng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 17-4, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã tổ chức Ngày hội thực tập và việc làm TP.HCM theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tại đây, trong buổi trò chuyện cùng sinh viên với chủ đề “Xu hướng việc làm và nhu cầu tuyển dụng trong bối cảnh “bình thường mới””, các chuyên gia tuyển dụng cũng như giảng viên đã nhấn mạnh về sự chủ động chuẩn bị kỹ năng thích ứng trước sự biến động của thị trường lao động.

Dự báo về những ngành nghề “hot” sau đại dịch COVID-19, các chuyên gia cho rằng qua đại dịch COVID-19 cho thấy sự không ổn định về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và cả việc làm. Vì những bất ổn này sẽ làm thay đổi hành vi con người. Có những ngành nghề như hàng không, du lịch và khách sạn… bị tác động mạnh vì đại dịch và dù đã phục hồi nhưng chậm. Nhiều ngành, nghề bắt nhịp được tình hình và thay đổi cách tiếp cận thị trưởng bằng cách ứng dụng công nghệ số sẽ trở thành những ngành phát triển, thu hút thêm nhiều lao động, hưởng lợi lớn hơn. Như Tài chính ngân hàng, y tế dược phẩm, bất động sản, vận tải, logistics,….

Sinh viên đặt câu hỏi cho các chuyên gia tuyển dụng về xu hướng việc làm hiện nay

Sinh viên đặt câu hỏi cho các chuyên gia tuyển dụng về xu hướng việc làm hiện nay

ThS Nguyễn Văn Hóa, Khoa Quản trị (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), nêu thực tế đã có nhiều đơn vị kinh doanh phải cắt giảm 50% chi phí thuê mặt bằng để phát triển việc làm online, làm tại nhà sau đại dịch COVID-19. Bản thân nhiều người lao động thay vì chủ yếu đòi hỏi về mức tiền lương như trước đây thì sau dịch lại đòi hỏi thêm về điều kiện làm việc từ xa. Bên cạnh đó, khi công nghệ phát triển, nhiều lao động phổ thông trở thành yếu thế vì bị cắt giảm dần để thay thế cho công nghệ, máy móc. Nhóm lao động văn phòng đơn thuần muốn tồn tại cũng phải bổ túc công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp… để nâng hiệu quả công việc.

“Những thực tế này để thấy sự chuyển dịch lao động luôn luôn diễn ra bất kỳ khi nào, lĩnh vực nào. Sinh viên sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn nhưng cũng phải học cách chấp nhận để thay đổi, để thích ứng. Các em nên có sự chuẩn bị sớm từ những năm nhất, năm hai bằng cách trau dồi kiến thức, nâng cao vốn ngoại ngữ, kỹ năng, công nghệ thông tin…Kể cả với những em giỏi, cũng đừng hài lòng với những thành công trong quá khứ để trở thành bộ phận yếu thế, bị loại khi ra thị trường lao động” – Th.S Hóa nhắn nhủ.

Sinh viên được phỏng vấn trực tiếp từ các nhà tuyển dụng tại ngày hội

Sinh viên được phỏng vấn trực tiếp từ các nhà tuyển dụng tại ngày hội

Được biết, theo đơn vị tổ chức, ngày hội đã thu hút với khoảng 5.000 sinh viên tham gia và có gần 5.000 đầu việc được giới thiệu đang cần lao động.

Thông qua các gian hàng của 42 doanh nghiệp, tập đoàn ở nhiều lĩnh vực, sinh viên đã được tiếp cận trực tiếp các nhà tuyển dụng để tìm hiểu ngành nghề, nhu cầu nhân lực. Các em, nhất là những sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường cũng được phỏng vấn, tư vấn để úng tuyển vào những vị trí công việc phù hợp.

Học sinh Trường THCS Lạc Hồng trong một giờ học trực tiếp trên lớp.

Trường học ở TP.HCM bình thường trở lại

(PLO)- Từ hôm nay (12-4), tất cả học sinh các cấp và trẻ mầm non sẽ được đến trường học trực tiếp, không còn được lựa chọn hình thức học trực tuyến hay trực tiếp như trước đó.

Đừng bỏ lỡ

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

(PLO)- Bé trai ngủ quên trên cây xoài khiến nhiều người đi tìm trong đêm; Công an thông tin về tin đồn mẹ đoạt mạng con ruột ở Quảng Nam; Nam thanh niên báo án giả để mong người yêu quay lại; Bắt kẻ giả danh cảnh sát hình sự cưỡng đoạt tiền của người đi đường; Bộ Công an kêu gọi 20 người liên quan vụ đánh bạc ở khách sạn Pullman ra trình diện.

Đọc thêm

Học sinh bậc THCS và THPT sẽ học 2 buổi/ngày

Học sinh bậc THCS và THPT sẽ học 2 buổi/ngày

(PLO)- Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT, cho biết trong tháng 5, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày để các trường thực hiện.

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.