Tuy nhiên, dưới cái nhìn của khoa học xã hội, bí quyết này đơn giản và truyền thống hơn nhiều người tưởng tượng.
Trong thời đại tự do yêu đương và giải phóng cá tính lên ngôi, lòng tin được xem là yếu tố cần thiết nhất để duy trì hôn nhân. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu trên tạp chí Hôn Nhân Gia Đình, các cặp vợ chồng được chia thành bốn loại hình và mức độ thành công trong hôn nhân cũng tương ứng với từng loại hình ấy.
Cặp đôi đồng bóng
Mọi điều về họ trong mắt người khác đều trên cả tuyệt vời, rất đặc biệt hoặc ngộ nghĩnh. Đây là mẫu hình như nhiều cặp đôi trong phim ảnh và tiểu thuyết. Thế nhưng đây là dạng dễ đi đến đổ vỡ nhất.
Họ bày tỏ một tình yêu say đắm nhưng cũng không thiếu những bất đồng, xung đột ngấm ngầm. Cả hai ít khi thỏa hiệp thực sự mà chỉ hành động theo bản năng. Tình trạng hôn nhân của họ bề ngoài thì ổn định nhưng thực chất là trồi sụt thất thường, dễ gây mệt mỏi và rạn nứt.
Cặp đôi không thỏa mãn
Dạng này là cặp vợ chồng không thỏa mãn với tình cảm mình nhận được, luôn luôn đổ lỗi cho người kia về những thiếu hụt trong cảm xúc của mình. Không tìm cách giải quyết, họ có xu hướng cho rằng mình không hợp nhau.
Tuy nhiên, các cặp vợ chồng này lại ít nguy cơ đổ vỡ hơn loại thứ nhất và có nhiều cơ hội để cải thiện mối quan hệ.
Cặp đôi coi trọng giá trị truyền thống
Các cặp vợ chồng có hôn nhân lâu bền là những cặp đôi coi trọng các giá trị xã hội và coi trọng các mối quan hệ xã hội.
Họ coi trọng cái nhìn của xã hội, bao gồm thái độ của người thân, bạn bè, gia đình, từ đó xác lập những giá trị tích cực cho hôn nhân của mình.
Họ xây dựng tương lai vững chắc dựa vào những mối quan hệ xã hội chung của hai người, có nền tảng xã hội tương đồng nhất, ngang hàng nhau về nhiều mặt.
Các cặp đôi này thường có tình yêu được phát triển từ nền tảng tình bạn. Cuộc hôn nhân của họ được nhiều người chứng kiến quan tâm và vì thế họ sẽ có ý thức gìn giữ nó hơn.
Cặp đôi có cùng nhu cầu
Các cặp vợ chồng bền vững hạnh phúc nhất là những cặp đôi có cùng nhu cầu và nhân sinh quan.
Họ có nhiều điểm chung trong cách sống và nhu cầu cuộc sống. Họ tập trung quan tâm bạn đời, tìm cách đáp ứng nhu cầu của nhau, tận tâm với nhau. Cả hai cảm thấy rằng mọi nhu cầu của họ đều được đáp ứng và thỏa mãn khi ở cùng với người phối ngẫu.
Nghiên cứu này cho thấy sự thành công của hôn nhân không chỉ bắt nguồn từ tình yêu mà còn nằm ở sự phù hợp và thỏa mãn nhu cầu thiết thực của nhau. Trong đó, quan trọng nhất là tâm thế vì nhau của hai vợ chồng.
Tính cá nhân và vị kỷ quá mức có thể gây nên đổ vỡ trong khi trách nhiệm đối với nhau, với gia đình chung và xã hội là điều có tác dụng xây dựng và gắn bó gia đình mạnh mẽ nhất.