Cây cầu được xây dựng năm 1776. Trải qua hơn hai thế kỷ, bây giờ cây cầu gỗ rất quý hiếm này đã xuống cấp nên được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế quyết định tu bổ.
Cầu được xây dựng với kiến trúc theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu) với chiều dài 18,75 m, rộng 5,82 m chia làm bảy gian.
Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.
Cầu ngói Thanh Toàn được xem là chiếc cầu gỗ vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam, được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1990.
Tại mỗi kỳ Festival Huế, ở đây đều tổ chức "Chợ quê ngày hội", một trong những chương trình văn hóa-du lịch đặc sắc, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan và cùng hòa mình vào các trò chơi dân gian mang đậm chất miền quê Việt Nam.
Cây cầu trăm năm đã có dấu hiệu của tuổi tác. Ngày 28-8, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ra quyết định phê duyệt dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn với kinh phí là 13,1 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự án ba năm.
Qua thời gian, cây cầu đang bị xuống cấp.
Theo đó, cầu ngói Thanh Toàn sẽ được hạ giải, đánh giá cụ thể các cấu kiện, đảm bảo đúng quy chuẩn, quy định và nguyên tắc bảo tồn. Các hạng mục phục hồi được yêu cầu tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc.
Hai bên lối lên cầu có biển cảnh báo “Cầu yếu, không tập trung nhiều người trên cầu”.
Cây cầu bắc qua con mương làng Thanh Thủy Chấn cách TP Huế khoảng 8 km về phía đông nam.
Phần mái ngói đẹp mắt.
Bên trong cầu ngói Thanh Toàn.
Hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi nghỉ mát.
Dấu hiệu xuống cấp của cầu.
Phút thảnh thơi.
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều".