Giá gà giảm thê thảm còn 6.000 đồng/kg, lo thiếu thịt cuối năm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tại hội nghị sơ kết hoạt động chỉ đạo sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản của Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn(NN&PTNT), nhiều địa phương phản ánh tình trạng giá gà công nghiệp thấp hơn giá thành, không tiêu thụ được.
Nguyên nhân do nhu cầu giảm, lưu thông hàng hóa còn khó khăn nên sản phẩm thịt gà công nghiệp lông trắng quá lứa, quá thời gian nuôi ứ đọng sản xuất, dẫn đến thiếu chuồng trại để tái đàn.
Tại Đồng Nai, giá gà công nghiệp hiện chỉ còn 5.000 – 7.000 đồng/kg, trong khi giá thành 29.000 - 30.000 đồng/kg. Như trên địa bàn huyện Thống Nhất có hơn 200.000 con gà đến ngày xuất chuồng, thu hoạch nhưng không tiêu thụ được. Bà con nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn.
Tại Tây Ninh, gà công nghiệp cũng được tiêu thụ phần lớn cho thị trường TP.HCM. Thế nhưng, theo đại diện Công ty Emivest Feedmill Việt Nam, công ty vẫn còn hàng ngàn con gà lông trắng đến tuổi xuất chuồng nhưng khó tiêu thụ.
Hiện tại số lượng gà tiêu thụ hàng ngày chỉ bằng 2/3 so với thời gian trước khi có dịch. Trước khi dịch bùng phát, giá gà ở mức trên 30.000 đồng/kg nhưng hiện tại chỉ còn 6.000 đồng/kg, rẻ hơn rau.

Thịt gà công nghiệp bán tại các siêu thị, chợ, cửa hàng tại TP.HCM vẫn giữ giá cao suốt mùa dịch. Ảnh: QH

Theo Tổ công tác 970, yêu cầu 3 tại chỗ khi tăng cường giãn cách xã hội đã làm tăng giá thành, giảm giá bán, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi.
Tác động này ảnh hưởng đến việc duy trì các hoạt động sản xuất ở các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cho đến cơ sở giết mổ, dịch vụ hậu cần ngành chăn nuôi.
Tổ công tác 970 đánh giá hiện trạng khó khăn cho sản xuất nông nghiệp vừa qua nếu chưa được cải thiện và còn kéo dài thì sẽ gây đứt gãy chuỗi sản xuất. Nguy cơ thiếu sản lượng, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trong các tháng cuối năm là rất lớn.
Vì thế theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, giải pháp đối với 19 tỉnh, thành Nam Bộ là cần hạn chế đến mức tối đa việc ban hành các quy định riêng của từng địa phương trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Các tỉnh thành cần tham khảo và phối hợp với nhau trong việc thực hiện quy định về giãn cách xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, vật tư nông nghiệp, máy móc, trang thiết bị thông suốt giữa các tỉnh, phục vụ cho sản xuất và chế biến nông sản.
Các địa phương phải xây dựng kế hoạch sản xuất trong và sau giai đoạn giãn cách nhằm đảm bảo sản xuất, cung ứng nông sản ổn định, lâu dài.
Trong chuỗi sản xuất, chế biến nông lâm sản và thủy sản, Tổ công tác 970 đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động tham gia chuỗi sản xuất (từ sản xuất giống đến chế biến); cho phép các đối tượng đã tiêm vaccine hoặc bị nhiễm Covid-19 nhưng đã khỏi bệnh tham gia sản xuất.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tổ chức nhiều điểm xét nghiệm, đảm bảo người lao động được xét nghiệm trong khi đang tham gia hoạt động sản xuất (vận chuyển thức ăn, vật tư, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm từ tỉnh này sang tỉnh khác).
Đồng thời xem xét việc cho phép doanh nghiệp được xét nghiệm nhanh và chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm.

Tổ công tác 970 đã kết nối trên 1.400 đầu mối là doanh nghiệp, hợp tác xã các tỉnh thành phía Nam cung ứng hàng hóa cho TP.HCM và Bình Dương.

“Xem xét cho phép doanh nghiệp mở rộng “3 tại chỗ” khi đủ điều kiện; chuyển từ phương án “3 tại chỗ” sang phương án “1 cung đường, nhiều điểm đến”. Doanh nghiệp xây dựng phương án “y tế tại chỗ và 03 xanh” (công nhân xanh, nơi ở của công nhân xanh, nhà máy, cơ sở sản xuất xanh, doanh nghiệp được chủ động xử lý y tế)” - Thứ trưởng Nam nói.

Hiện Tổ công tác 970 đã thực hiện kết nối trên 1.400 đầu mối là các doanh nghiệp, hợp tác xã ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ cung ứng hàng hóa theo yêu cầu của người dân TP.HCM và Bình Dương thông qua túi đặt hàng combo.

Tổ đã cung ứng cho năm địa bàn của TP.HCM bao gồm Bình Thạnh, Gò Vấp, quận 4, quận 12, TP Thủ Đức khoảng 400 tấn/ngày và vẫn đảm bảo nguồn cung cho các quận, huyện ở TP.HCM khi có yêu cầu.

 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.