Triển lãm quốc tế về logistics lần đầu tiên tại Việt Nam

Đón đầu làn sóng phát triển ngành logistics tại Việt Nam, triển lãm quốc tế về cơ sở hạ tầng cảng biển và logistics (Vipilec 2019) lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, dự kiến diễn ra từ ngày 12-6 đến 14-6 tại TP.HCM.
Triển lãm do Công ty UBM Việt Nam phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức. Dự kiến sự kiện thu hút 100 đơn vị đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.

Ảnh minh họa.

Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, thị phần logistics tại Việt Nam do các công ty nước ngoài nắm giữ là 12,7% (năm 2017).
Phần lớn các công ty được niêm yết có vốn sở hữu nước ngoài chiếm tỷ lệ dưới 36%. Hiện cơ hội trong ngành logistics của Việt Nam còn rất nhiều. Trong đó, thị trường thương mại điện tử dự kiến phát triển 25% trong giai đoạn 2018 – 2020. Dịch vụ giao hàng nhanh dự kiến phát triển trên 30% với sự tham gia của nhiều công ty nội địa.
Theo ông Hiệp, triển lãm cơ hội để các doanh nghiệp tham gia trưng bày những cơ hội kinh doanh và khách hàng giàu tiềm năng, tiếp cận các đơn vị triển lãm quốc tế và sản phẩm công nghệ tân tiến hàng đầu của ngành logistics, với danh mục sản phẩm đa dạng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.