6 mẹo giúp smartphone Android an toàn hơn

Vào tháng 9-2017, Sophos Labs nhận thấy có hơn 30% phần mềm ransomware (mã độc tống tiền) nhắm vào nền tảng Android và khoảng 10 triệu ứng dụng bị xếp vào diện đáng ngờ. Do sự gia tăng của các phần mềm độc hại trên thiết bị di động, người dùng phải thận trọng và nên áp dụng các biện pháp sau đây để an toàn hơn. 

3 cách lấy chữ trên hình ảnh
3 cách lấy chữ trên hình ảnh
(PLO)- Công nghệ OCR (nhận dạng ký tự quang học) cho phép người dùng biến chữ viết tay hoặc chữ đánh máy trên hình ảnh thành văn bản thông thường, giúp tiết kiệm thời gian và công sức thay vì bạn phải ngồi nhập liệu lại toàn bộ văn bản như trước đây.

1. Khóa smartphone

Việc sử dụng vân tay, mống mắt, khuôn mặt, mật khẩu, mã PIN hay pattern (hình vẽ) sẽ giúp ngăn chặn người khác xâm nhập vào điện thoại, hạn chế mất mát dữ liệu và các thông tin quan trọng. Việc thiết lập tương đối dễ dàng, do đó không có lý do gì mà chúng ta không khóa smartphone để bảo toàn mọi thứ. 

2. Cập nhật hệ điều hành

Không giống như iOS, người dùng Android thường không được cập nhật hệ điều hành liên tục bởi mỗi nhà sản xuất phải phát triển rất nhiều mẫu smartphone khác nhau, từ đó dẫn đến sự phân mảnh. Phiên bản Android được sử dụng phổ biến nhất tính đến tháng 2-2018 là Android Nougat (7,0, 7,1) với thị phần 28,5% nhưng chỉ 1,1% người dùng điện thoại đang sử dụng Android Oreo (8.0, 8.1), trong khi KitKat (4,4 năm) vẫn chiếm 12% thị phần.

Ngược lại, phiên bản iOS 11.2 của Apple vẫn đang chiếm khoảng 70% thị phần, chỉ 10,1% người dùng sử dụng iOS 10.3 vì đang xài thiết bị đời cũ hoặc lo ngại việc hao pin nên không nâng cấp.

Nếu smartphone đã có tuổi đời vài năm và không nhận được các bản cập nhật, vá lỗi từ nhà sản xuất, người dùng hãy nghĩ đến việc đổi sang một thiết bị khác để tránh bị tấn công, đặc biệt là các sản phẩm của Google.

3. Tránh các thương hiệu không an toàn

Những mẫu smartphone của hãng lớn thường được cập nhật thường xuyên, đơn cử như dòng Google Pixel hay iPhone của Apple, người dùng vẫn liên tục nhận được bản cập nhật sau vài năm. Tuy nhiên, với các mẫu điện thoại khác thì hoàn toàn ngược lại. 

Thêm vào đó, các quan chức tình báo tại Mỹ cũng cảnh báo smartphone của Huawei và ZTE (Trung Quốc) không thực sự an toàn và cáo buộc theo dõi người dùng.

Lo ngại nguy cơ gián điệp từ Huawei
Lo ngại nguy cơ gián điệp từ Huawei
(PLO)- Mới đây, Tổng thống Donald Trump đã sử dụng quyền lực của mình để ngăn cản Broadcom (Singapore) mua lại Qualcomm (Mỹ), không lâu sau khi các nhà mạng lớn tại Mỹ cũng ngừng bán smartphone của Huawei (Trung Quốc).

4. Mã hóa

Với tất cả dữ liệu trên smartphone, email, danh bạ, ứng dụng ngân hàng, hình ảnh… và nhiều hơn thế nữa, sẽ ra sao nếu chúng ta vô tình làm rớt hoặc bị đánh cắp điện thoại. Giải pháp lúc này là sử dụng mật khẩu và mã hóa điện thoại, để tránh trường hợp thiết bị rơi vào tay người khác.

5. Quét virus

Các thiết bị di động ngày càng dễ bị nhiễm phần mềm độc hại, bao gồm cả ransomware. Thậm chí những ứng dụng trên Google Play cũng bị ảnh hưởng bởi phần mềm độc hại, một số khác có hơn 4 triệu lượt tải về. Nếu đang sử dụng Windows, bạn có thể sử dụng Windows Defender để hạn chế phần mềm độc hại, trong khi đó các nền tảng di động khác chưa được tích hợp phần mềm chống virus mặc định.

6. Không jailbreak điện thoại

Một số người thường có thói quen jailbreak hoặc root điện thoại để tận dụng tối đa các tính năng, đồng thời cài đặt thêm các tiện ích mở rộng. Tuy nhiên, việc này có thể mở đường cho phép phần mềm độc hại xâm nhập vào điện thoại, đơn cử như hồi năm 2015, phần mềm độc hại KeyRaider đã tấn công khoảng 225.000 tài khoản Apple (bao gồm cả mật khẩu).

Cuộc tấn công đó được đánh giá thiệt hại cao hơn so với phần mềm độc hại CopyCat tấn công 14 triệu thiết bị Android. Thông thường phần mềm độc hại được tải xuống từ các trang web không rõ nguồn gốc chứ không phải trên Google Play.

Nhìn chung, trên đây là sáu giải pháp đơn giản để bảo mật điện thoại và hạn chế nguy cơ bị tấn công.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

 

Đọc thêm