Theo thống kê của Profiletree, Facebook vẫn là nền tảng mạng xã hội bị hack nhiều nhất với khoảng 67.941 tài khoản bị xâm phạm mỗi tháng ở Hoa Kỳ, tiếp theo là Instagram với trung bình 36.222 tài khoản bị hack mỗi tháng. Tính đến năm 2021, thiệt hại do tội phạm mạng gây ra trên toàn cầu dự kiến sẽ lên tới 6.000 tỉ USD mỗi năm.
Các số liệu này không chỉ cho thấy mức độ phổ biến của việc hack tài khoản mạng xã hội mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin cá nhân trên các nền tảng này.
Người dùng cần phải nâng cao ý thức về bảo mật và áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sử dụng mật khẩu mạnh, kích hoạt xác thực hai yếu tố, cập nhật phần mềm định kỳ, và thận trọng với các liên kết và quảng cáo đáng ngờ để giảm thiểu rủi ro bị hack.
Nếu không muốn bị Facebook theo dõi bạn hãy tắt tính năng Link History
(PLO)- Facebook vừa triển khai tính năng Link History (lịch sử liên kết), giúp lưu lại tất cả các liên kết mà bạn đã truy cập trên Facebook. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bị Facebook theo dõi, bạn có thể tắt tính năng này theo cách sau.
Nếu chẳng may bị hack tài khoản mạng xã hội, bạn hãy thực hiện ngay các bước sau để bảo vệ thông tin cá nhân và khôi phục quyền truy cập:
- Đổi mật khẩu ngay lập tức: Nếu bạn vẫn có thể truy cập vào tài khoản, hãy thay đổi mật khẩu ngay lập tức. Chọn một mật khẩu mạnh, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và các ký tự đặc biệt.
- Khôi phục quyền truy cập: Nếu bạn không thể truy cập vào tài khoản, hãy sử dụng tính năng "Quên mật khẩu" hoặc "Khôi phục tài khoản" để thiết lập lại mật khẩu. Người dùng có thể cần phải cung cấp thông tin cá nhân hoặc trả lời các câu hỏi bảo mật.
- Kiểm tra cài đặt bảo mật: Sau khi đăng nhập thành công, bạn hãy kiểm tra cài đặt bảo mật và quyền riêng tư để đảm bảo không có email hay số điện thoại lạ được liên kết với tài khoản. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên xóa các phiên đăng nhập và ứng dụng lạ đáng ngờ.
- Kích hoạt xác thực hai yếu tố: Để tăng cường bảo mật, bạn hãy kích hoạt tính năng xác thực hai yếu tố trong phần cài đặt. Mỗi khi đăng nhập, ngoài việc nhập mật khẩu, bạn cần phải xác thực thêm một lần nữa bằng mã bảo mật được gửi đến tin nhắn hoặc ứng dụng xác thực.
- Báo cáo với nền tảng mạng xã hội: Hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều có phương thức để bạn báo cáo về các vấn đề bảo mật, bao gồm tài khoản bị hack. Ví dụ như Facebook là https://web.facebook.com/hacked.
- Kiểm tra tài khoản liên kết: Nếu tài khoản mạng xã hội của bạn được liên kết với các tài khoản khác, hãy đảm bảo chúng không bị ảnh hưởng. Thay đổi mật khẩu và kiểm tra các cài đặt bảo mật trên các tài khoản đó.
- Cảnh báo bạn bè và gia đình: Thông báo cho bạn bè và gia đình biết về vấn đề để họ không bị lừa bởi các tin nhắn hoặc yêu cầu giả mạo từ tài khoản của bạn.
- Kiểm tra máy tính và thiết bị cá nhân: Đảm bảo rằng máy tính và các thiết bị di động của bạn không bị nhiễm virus hoặc malware, hãy chạy một phần mềm diệt virus đáng tin cậy để kiểm tra.
Các dòng virus đánh cắp tài khoản Facebook bạn cần cảnh giác
(PLO)- Theo Bkav, trong năm 2023 có tới 745.000 máy tính bị nhiễm virus đánh cắp tài khoản Facebook, ngân hàng… tăng 40% so với năm 2022.