Làng nghề bún bánh An Thái dệt mùa vàng bên dòng sông Kôn

Làng nghề bún bánh An Thái dệt mùa vàng bên dòng sông Kôn

(PLO)- Làng nghề truyền thống bún, bánh An Thái (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) bước vào mùa nhộn nhịp nhất năm- mùa sản xuất hàng Tết.

Làng nghề bún, bánh An Thái, xã Nhơn Phúc (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) có tuổi đời cả trăm năm tuổi. Làng nghề bánh, bún An Thái là một trong những làng của vùng đất vua An Nhơn trụ được và phát triển sau những thăng trầm của thời gian.

Ông Dương Thanh Cường, Chủ tịch UBND xã Nhơn Phúc (thị xã An Nhơn), thông tin, hiện An Thái có khoảng 100 hộ sản xuất bún khô các loại như bún gạo, bún số 8, bún dong, bánh tráng... đặc biệt là bún Song Thằn nổi tiếng làm từ đậu xanh và mạch nước ngầm sông Côn. Làng nghề phát triển góp phần tạo việc làm ổn định cho khoảng 600-800 lao động; doanh thu của làng nghề khoảng 200 tỉ đồng/năm.

Về làng nghề bánh, bún An Thái những ngày đầu tháng Chạp, phóng viên PLO ghi nhận không khí nhộn nhịp, tất bật sản xuất cho kịp đơn hàng. Đây cùng là thời điểm "ăn nên, làm ra" nhất của làng nghề này.

bún bánh An Thái
Làng nghề truyền thống sản xuất bánh, bún An Thái (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đang vào mùa sản xuất lớn nhất năm. Ảnh:THU DỊU
bún
Ở An Thái hiện có khoảng 100 hộ sản xuất bún, bánh các loại, trong đó nhiều nhất là bún gạo, bún sợi từ mì, bún làm từ đậu xanh và bánh tráng.
An Thái
Làng nghề bún, bánh An Thái nương theo dòng sông Kôn mà phát triển. Qua thăng trầm của thời gian, người dân giữ nghề truyền thống ở An Thái đã đầu tư, học hỏi và đa dạng sản phẩm làng nghề. Nhờ đó, An Thái trở thành một trong những làng nghề truyền thống "sống tốt" trong buổi quá chiều của làng nghề truyền thống ở Bình Định. Ảnh: THU DỊU
DSC08350.JPG
Cơ sở làm bún, bánh của ông Nguyễn Văn Sơn (50 tuổi, An Thái) đang chạy đua với đơn hàng Tết. Theo ông Sơn, từ đầu tháng Chạp đến nay, trung bình mỗi ngày cơ sở của ông sản xuất 4.000 vỉ bún, bánh các loại tương đương với khoảng 2,5-3 tấn/gạo trên ngày. Để kịp cho đơn hàng Tết, ngoài 6 lao động thường xuyên, ông Sơn thuê thêm 5-7 lao động thời vụ, trả công theo ngày. Ảnh: THU DỊU
DSC08372.JPG
Theo bà Nguyễn Thị Liên, nghề làm bún, bánh ở An Thái có từ rất lâu. Trước đây, ở An Thái các hộ làm nghề chủ yếu là làm bún gạo, bún đậu xanh. Hiện nay, để đa dạng sản phẩm, người dân sản xuất thêm bún sợi mì, bún số 8, bún lá, bánh tráng mỏng làm chả ram... Ảnh: THU DỊU
_SOI8375.jpg
Đặc trưng của nghề làm bún, bánh ở An Thái là vẫn làm thủ công cho từng công đoạn. Những năm gần đây, một số hộ đầu tư thêm máy đánh bột, tráng bánh để giảm công lao động. Ảnh: DŨNG NHÂN
1.JPG
Bà Nguyễn Thị Phượng, chủ cơ sở bún, bánh Phượng Tiên (thôn An Thái), cho biết thời điểm này làng nghề An Thái chộn rộn nhất của năm. Nhờ được nắng, lại có được bãi phơi thuận lợi nên việc sản xuất bún, bánh đều hơn. Ngày thường, gia đình bà sản xuất cầm chừng, nhưng tháng Chạp là tăng gấp hai, gấp ba lần mới đủ hàng cung cấp cho khách. Bún, bánh An Thái có tiếng thơm, ngon, không dùng chất bảo quản nên được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: THU DỊU
DSC08416.JPG
Sản phẩm bún, bánh của làng nghề An Thái có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Ảnh: THU DỊU
bún
Theo ông Dương Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Nhơn Phúc, chính quyền địa phương quy hoạch xây dựng khu sân phơi bánh, bún khoảng 3 ha chạy dọc theo bờ sông Côn. Đầu tư hệ thống đường, hệ thống xử lý chất thải cho người dân làng nghề. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất này đăng ký sản phẩm OCOP địa phương, quảng bá sản phẩm bánh, bún An Thái. Ảnh: THU DỊU
51 (2).JPG
Đem bún hong nắng để kịp cho những đơn hàng Tết. Ảnh: THU DỊU

Đọc thêm