Sáng 30-5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì cuộc họp về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng TP.HCM tháng 5-2018.
Một trong những vấn đề được người dân quan tâm trong thời gian qua là việc vỉa hè trên địa bàn TP bị tái chiếm.
Ông Nguyễn Ngọc Tường nói tại cuộc họp. Ảnh: TÁ LÂM
Được yêu cầu báo cáo về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Tường - Phó ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM cho biết vấn đề trật tự lòng lề đường được lãnh đạo TP.HCM rất quan tâm nhưng tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường vẫn tiếp tục tái diễn.
“Trước phản ánh này, bản thân tôi có đi thực tế kể cả vào ban đêm và thấy báo đài phản ánh chính xác. Tình trạng buôn bán lấn chiếm hết vỉa hè khiến người đi bộ không có lối đi, điển hình như đường Phạm Văn Đồng thuộc phường 13, quận Bình Thạnh và phường 1, quận Gò Vấp, đường Nguyễn Thị Thập thuộc quận 7…” - ông Tường nói.
Ông cho rằng đáng lẽ sau khi báo chí phản ánh, chủ tịch quận huyện, phường xã phải có động thái khắc phục. Nhưng đằng này địa phương không chủ động làm mà cứ chờ lãnh đạo UBND TP nhắc nhở.
Ông cho biết các địa phương báo cáo là một số tuyến đường quá khó để giữ trật tự nên đăng ký đến tháng 6 hoặc tháng 12-2018 mới dẹp được. Từ đó, ông đề nghị các chủ tịch UBND quận, huyện phải ra kiểm tra thực trạng, tìm ra nguyên nhân.
Về nguyên nhân để tình trạng lấn chiếm vỉa hè gia tăng, ông Tường chỉ ra "có thể là do bảo kê, bao che, dung túng hay có tình trạng buông lỏng địa bàn, năng lực yếu kém không đủ quản lý, hay do đăng ký thì chờ đến cuối tháng mới làm? Người đứng đầu địa phương phải hiểu nguyên nhân như thế nào để giải quyết.
“Vì thế mà vỉa hè cứ bị lấn chiếm, báo đài thì cứ phản ánh còn cán bộ thì cứ bình chân như vại” - ông Tường nói.
Về tai nạn giao thông, ông thông tin: 5 tháng đầu năm tình hình tai nạn giao thông tăng rất cao. Tháng đầu năm tăng 40%, tháng 3 kéo giảm còn 20% nhưng tháng 4 lại tăng cao lên khi có tới 240 người chết, tăng 16,5% so với cùng kỳ. Trong tháng 5, lãnh đạo TP tập trung kéo giảm thì tình hình tai nạn và số người chết giảm rất đáng kể, chỉ có bảy người chết do tai nạn giao thông.
“Hiện nay số vụ tai nạn giao thông tập trung ở tám cửa ngõ của TP, trong đó riêng quận Bình Tân và huyện Bình Chánh chiếm tới 30% số vụ tại nạn. TP cần phải tập trung kéo giảm tai nạn giao thông ở hai địa phương này” - ông Tường đề nghị và cho biết mỗi năm huyện Bình Chánh có hơn 100 người chết vì tai nạn giao thông.
Trước việc này, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đã chỉ đạo Công an TP.HCM cần xem xét hỗ trợ các quận, huyện bảo đảm an toàn giao thông.
(PLO)- Việc chọn Ninh Kiều làm trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới tại TP Cần Thơ sẽ phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế lâu dài, bền vững.
(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Trung ương thống nhất cao các chủ trương về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh (tỉnh, TP trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, TP); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, TP...
(PLO)- Nóng hôm nay 14-4: Chính phủ dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua 35 luật, nghị quyết tại Kỳ họp 9; Đề xuất tăng gấp đôi khung hình phạt tiền với tội đua xe trái phép; Xã Yang Mao không phải là vùng trồng để làm kẹo rau củ Kera.
(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh cuộc cách mạng sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy đã và đang diễn ra rất khẩn trương, quyết liệt, thống nhất cao trong toàn Đảng và được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
(PLO)- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14 đến 15-4.
(PLO)- Tàu lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines sẽ cùng tàu Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện luyện tập tìm kiếm cứu nạn và phòng, chống cháy nổ trong thời gian thăm xã giao.
(PLO)- Trưa 14-4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ 14-4 đến 15-4, theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.
(PLO)- Chính phủ đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng theo Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, thẩm quyền này thuộc Quốc hội.
(PLO)- Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (Hội nghị P4G) là nhiệm vụ quan trọng của toàn lực lượng Công an Nhân dân trong 6 tháng đầu năm 2025.
(PLO)- Nghị quyết 60/2025 Hội nghị lần thứ 11 Trung ương khóa XIII đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 với 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời cũng dự kiến vị trí đặt trung tâm hành chính của các tỉnh mới sau hình thành.
(PLO)- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh phiên họp thứ 44 tập trung giải quyết khối lượng công việc rất lớn, có những buổi có thể phải làm đêm nếu Chính phủ trình kịp Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của một số tỉnh.
(PLO)-Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các sở, ban, ngành phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông xây dựng Đề án sáp nhập từng sở, ban, ngành của 3 tỉnh.
(PLO)- Trung Quốc và Việt Nam là những người đồng hành trên con đường cải cách, những đối tác tốt trên con đường hiện đại hóa, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng của nước kia, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ nhấn mạnh.
(PLO)- Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa TẬP CẬN BÌNH đã gửi bài đăng trên Báo Nhân Dân. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung bài viết.
(PLO)- Nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đăng bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam TÔ LÂM. Xin trân trọng giới thiệu nội dung bài viết tới bạn đọc.
(PLO)- TP.HCM là cái nôi của quá trình đổi mới, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Nhiều cách làm táo bạo, đột phá đã được Trung ương luật hóa cho cả nước.
(PLO)- "Tất cả cho thấy sự xuất hiện rõ nét của một tư duy phát triển có tính hệ thống, kiến tạo và dài hạn. Thể chế không còn được xem là công cụ kiểm soát đơn thuần, mà là nền tảng để khơi thông nguồn lực, kích hoạt sáng tạo và bảo đảm phát triển công bằng, bền vững" - TS Nguyễn Sĩ Dũng.