Lãnh đạo VKS tỉnh bị rút kinh nghiệm vì thiếu nhất quán

VKSND Tối cao vừa rút kinh nghiệm toàn ngành một vụ bồi thường oan sai vụ giết người, cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Theo đó, VKS Tối cao khẳng định cơ quan có trách nhiệm bồi thường oan cho năm công dân vụ án trên là VKSND tỉnh Đồng Nai theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước.

Qua cách giải quyết việc bồi thường, VKS thấy cần rút kinh nghiệm lãnh đạo VKS tỉnh này là chưa làm hết trách nhiệm, thiếu nhất quán trong quản lý, chỉ đạo công tác giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại cho năm công dân trong vụ án giết người cướp tài sản xảy ra năm 1994.  

VKS tỉnh đã tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường nhưng lãnh đạo vì chưa có sự phân công cụ thể một đơn vị nào làm đầu mối tham mưu, đề xuất lãnh đạo quyền xem xét, giải quyết yêu cầu bồi thường. Như vậy là không đúng với chỉ đạo hướng dẫn của VKS Tối cao.

Ảnh minh họa: PLO

Từ đây dẫn đến hai đơn vị tham mưu, đề xuất với viện trưởng tỉnh hai thời điểm khác nhau hai công văn cùng một nội dung xem xét, xử lý đơn yêu cầu đòi bồi thường nhưng lại khác nhau về quan điểm xử lý.
Một công văn thì cho rằng đây là trường hợp oan cần được xem xét giải quyết bồi thường và trách nhiệm bồi thường thuộc về VKS tỉnh.
Một công văn thì hướng dẫn đương sự trong vụ việc trên viết lại đơn theo quy trình giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự gửi cơ quan công an điều tra tỉnh giải quyết.
Điều này dẫn đến việc đơn yêu cầu bồi thường của người bị oan không được thụ lý giải quyết theo quy định và kéo dài thời gian gây bức xúc cho người dân.
Trong quá trình tiếp nhận xử lý đơn yêu cầu bồi thường của dân, VKS tỉnh có công văn thỉnh thị Vụ 7 (VKS Tối cao) về quan điểm giải quyết.
Vụ 7 đã có văn bản trả lời theo hướng xác định đây là trường hợp oan, được yêu cầu bồi thường và còn thời hiệu yêu cầu bồi thường.
Trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc về VKS tỉnh nhưng sau đó, VKS tỉnh lại tiếp tục có công văn thỉnh thị Vụ 12 (VKS Tối cao).
Khi chưa có văn bản trả lời của Vụ 12 VKS tỉnh đã chuyển yêu cầu bồi thường đến CQĐT công an tỉnh để giải quyết theo thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo là không đúng.
Việc này dẫn đến yêu cầu của người bị oan không được giải quyết theo đúng quy định.

Nội dung vụ án

Ngày 31-7-1994, Công an huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai nhận được tin báo của bà Đặng Thị Nở (tại ấp 2, xã Xuân Tâm) về việc chồng bà là ông Nguyễn Duy Linh làm nghề chích thuốc và bán thuốc Tây dạo bị mất tích từ ngày 27-6-1994.

Các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh khám xét hiện trường, tử thi xác định ông Linh tử vong do vật cứng dạng búa tác động bên ngoài làm nứt hộp sọ não.

Đầu tháng 8-1994, công an huyện ra quyết định khởi tố vụ án giết người, cướp tài sản của công dân và chuyển hồ sơ đến công an tỉnh để điều tra theo thẩm quyền.

Giữa tháng, công an khởi tố năm bị can Lê Đức Bình, Lê Xuân Thắng, Lê Xuân Duẫn, Nguyễn Huy Tuấn và Nguyễn Văn Giang và ra lệnh tạm giam. Tất cả đều có lệnh phê của VKS tỉnh.

Đến ngày 18-11-1994, tỉnh hủy quyết định tạm giam đối với các bị can. Cuối năm 1994, công an ra quyết định đình chỉ điều tra vì không đủ cơ sở chứng minh năm bị can có hành vi như đã khởi tố.

Công an cũng ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án với lý do hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được tội phạm.

Ngày 27-8-2018, năm công dân trên cho rằng chưa nhận được quyết định đình chỉ điều tra. Từ đó, họ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền minh oan, xin lỗi công khai và bồi thường theo quy định pháp luật.

Sau đó, VKS và công an phối hợp giải quyết và làm rõ các nội dung liên quan trong đơn đến đơn kêu oan trên.

Cựu điều tra viên thụ lý giải quyết vụ án cho biết sau khi công an ra quyết định đình chỉ điều tra bị can, ông khẳng định có giao quyết định cho những người trên nhưng không lập biên bản giao nhận.

Tuy nhiên, những người này lại khẳng định không nhận được mà chỉ nhận được quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam... 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm