Ngày này người dân sắm lễ vật, hương hoa (chủ yếu đồ chay) để dâng cúng Phật và gia tiên.
Một gia đình ở Cam Ranh, Khánh Hòa đi lễ chùa Phước Long vào ngày Rằm Tháng Giêng. Ảnh: NT
Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019 là ngày 19-2 Dương lịch (tức ngày 15-1 âm lịch). Theo lịch vạn niên năm nay, ngày 19-2 là ngày Đinh Hợi, tháng Bính Dần, năm Kỷ Hợi.
Lễ vật: Ngoài trái cây ngũ quả, còn có các lễ vật quả cau, lá trầu, nhang (hương), đèn nến, trà, rượu, vàng mã, chè xôi. Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Chè trôi nước là lễ vật không thể thiếu trong ngày cúng rằm đầu năm. Ảnh NT
Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Ngày tết Nguyên tiêu các gia đình thường sắm hai lễ: cúng Phật, cúng thần linh và cúng gia tiên.
Người dân đi chùa Từ Ân vào ngày Rằm Tháng Giêng tại TP.HCM. Ảnh: NT
Trong Nếp cũ, nhà nghiên cứu văn hóa Toan Ánh viết: “Lễ Thượng nguyên vào ngày rằm tháng Giêng. Từ triều đình đến dân chúng đều có lễ Phật trong ngày này.
Theo đạo Phật, nguồn gốc lễ Thượng nguyên như sau: Ngày mùng 1 và ngày rằm mỗi tháng được coi là ngày Phật, các tín đồ Phật giáo trong những ngày này đều rủ nhau đi chùa”.
Tết Nguyên tiêu tại TP.HCM thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, Quận 5… Giao thừa ra quận 1, Nguyên tiêu về quận 5”.
Một số hình ảnh Lễ vật cúng Rằm Tháng Giêng:
Bàn thờ cúng Phật. Ảnh: NT
Bàn thờ cúng gia tiên. Ảnh: NT
Đĩa ngũ quả cúng rằm tháng Giêng. Ảnh NT