Cúng mùng một trước tiên cúng Phật trước. Ảnh: NT
Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Kế Bính (1875-1921) trong Việt Nam phong tục, viết: “Sáng mồng một Tết thì làm cỗ cúng Gia tiên, và cúng cả Thổ công, Táo quân, Nghệ sư… cỗ bàn to nhỏ thế nào mặc lòng, nhưng làm sao cũng phải có bánh chưng, cá kho, giò, chả, dưa hành, thịt bò mới ra cỗ ngày Tết. Có nhà dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông vãi”.
Về việc dựng hai cây mía cạnh bàn thờ hiện nay dường như nhiều gia đình không còn dùng.
Những vị tiền bối trong một gia tộc ở Huế chuẩn bị cúng gia tiên. Ảnh: NT
Lễ vật cúng ngày mùng 1 Tết cũng giống như cúng gia tiên. Vật phẩm gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Sau khi người gia trưởng khấn lễ xong thì các thành viên trong gia đình lần lượt theo thứ tự tới chấp lễ trước bàn thờ hay mâm cúng. Ảnh: NT
Cần lưu ý khi cúng gia tiên, tiền bạc, vàng mã phải để nguyên và đốt nhang đèn suốt ba ngày Tết cho đến lễ Hóa vàng ngày mùng 3 hoặc mùng 4 Tết.