LHQ: Hơn 230.000 người phải di tản do giao tranh ở Myanmar

Hãng Reuters dẫn thông tin từ Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA) cho biết tình hình bạo lực ở Myanmar đã khiến hơn 230.000 người phải di tản khỏi nơi ở của họ và hiện đang rất cần được hỗ trợ.

Theo OCHA, hoạt động cứu trợ quốc tế vẫn đang diễn ra, song bị cản trở trước các cuộc đụng độ vũ trang, bạo lực.

Myanmar rơi vào khủng hoảng kể từ khi quân đội nước này tiến hành cuộc chính biến vào ngày 1-2 và bắt giữ nhiều lãnh đạo của chính quyền dân cử, gây ra sự giận dữ trên toàn quốc, dẫn đến các cuộc biểu tình và giao tranh giữa người dân và chính quyền quân sự.

Tình hình bạo lực ở Myanmar đã khiến hơn 230.000 người phải di tản khỏi nơi ở của họ. Ảnh: THE STRAITS TIMES

Báo cáo của OCHA cho hay khoảng 177.000 người sống tại bang Karen, giáp với Thái Lan, đã phải di tản. Vài nghìn người khác cũng đã chạy trốn khỏi các cuộc giao tranh ở phía bắc các bang Kachin và Shan.

Trong khi đó, hơn 20.000 người tại bang Chin phải rời khỏi nơi ở của họ và đang trú ẩn tại 100 khu vực khác nhau sau các cuộc giao tranh giữa "lực lượng phòng vệ nhân dân" của "Chính phủ đoàn kết dân tộc" (NUG) và lực lượng quân đội.

Liên minh Quốc gia Karen (KNU), một trong những nhóm dân tộc thiểu số lâu đời nhất ở Myanmar, bày tỏ lo ngại về số lượng thương vong và tình trạng bạo lực tiếp tục leo thang khi quân đội tiếp tục sử dụng vũ lực quá mức trên toàn đất nước.

"KNU sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại chính quyền quân sự độc tài và cố gắng hết sức có thể để bảo vệ cho người dân, những ai không có vũ khí" - đại diện KNU tuyên bố.

Một cuộc đụng độ giữa người dân Myanmar và lực lượng quân đội. Ảnh: REUTERS

Các cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự vẫn tiếp tục diễn ra ở các bang Kachin, Dawei, vùng Sagaing và thủ đô Yangon vào ngày 24-6, Reuters đưa tin.

Tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai ở Myanmar, các cuộc đọ súng bắt đầu diễn ra giữa lực lượng quân đội và một nhóm du kích mới thành lập hôm 22-6 nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với những người chống lại sự cai trị của chính quyền quân sự.

Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), ít nhất 877 người Myanmar đã chết trong các cuộc giao tranh ở Myanmar và hơn 6.000 người khác bị bắt kể từ khi cuộc chính biến xảy ra.

Nỗ lực ngoại giao đối thoại của các nước khu vực Đông Nam Á nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng đã bị đình trệ, trong khi chính quyền quân sự Myanmar khẳng định họ sẽ bám sát kế hoạch nhằm lập lại trật tự ở nước này và tổ chức bầu cử trong hai năm.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Amanda Nguyễn - Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

Amanda Nguyễn - Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

(PLO)- Amanda Nguyễn - nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức Phi Chính phủ Rise bảo vệ quyền con người - đã trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian sau khi hoàn tất chuyến bay lịch sử (NS-31) kéo dài 11 phút trên tàu New Shepard của Blue Origin.

Tổng thống Trump phàn nàn ông Zelensky vừa muốn đàm phán vừa hỏi thêm Patriot

Tổng thống Trump phàn nàn ông Zelensky vừa muốn đàm phán vừa hỏi thêm Patriot

(PLO)- “Nếu muốn phát động chiến sự, thì phải chắc chắn rằng mình có thể thắng. Không ai đi gây chiến với một đối thủ mạnh gấp 20 lần mình rồi trông chờ người khác tặng vài quả tên lửa để chiến đấu cả” - Tổng thống Trump phàn nàn chuyện Tổng thống Zelensky gần đây yêu cầu Mỹ viện trợ thêm hệ thống phòng không Patriot.

Diễn biến chú ý bên trong nước Mỹ vụ thuế đối ứng

Diễn biến chú ý bên trong nước Mỹ vụ thuế đối ứng

(PLO)- Đơn kiện cho rằng mức thuế đối ứng cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu của tất cả các nước và các mức thuế đối ứng cao áp lên hàng chục quốc gia cụ thể đang gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp nhỏ trên cả nước Mỹ.

FBI phát hiện âm mưu ám sát ông Trump

FBI phát hiện âm mưu ám sát ông Trump

(PLO)- Đối tượng Nikita Casap, 17 tuổi, bị cáo buộc giết hại mẹ ruột và cha dượng nhằm chiếm đoạt tiền để mua vũ khí chuẩn bị ám sát ông Trump và tấn công khủng bố.