Một bài báo có tiêu đề “Mind the Gap: The Lack of Accountability for Killer Robots” nhận định việc quy trách nhiệm về các hành động liên quan tới các loại vũ khí tự động “rô-bốt sát thủ” thuộc về cá nhân nào dường như gặp phải rất nhiều trở ngại mà không dễ gì “xử lý” được kể cả dựa vào luật hình sự và dân sự.
"Robot sát thủ" vẫn là một điều gì đó thuộc về lĩnh vực khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của chúng trong tương lai "sẽ dấy lên nhiều lo ngại nghiêm trọng về vấn đề đạo đức và pháp lý vì những vũ khí như vậy sẽ xác định và tấn công mục tiêu mà không cần sự trợ giúp của con người”, bản báo cáo chung của Human Rights Watch (HRW) và Nhân quyền quốc tế Harvard cho biết.
Ngoài ra, người ta còn lo ngại rằng ro bốt sát thủ sẽ không thể có khả năng bắt chược những hành động của con người, tuân thủ các yêu cầu về pháp lý để phân biệt được đâu là dân thường còn đâu là các mục tiêu quân sự," bản báo cáo cho biết thêm.
“Robot sát thủ” dấy lên nhiều lo ngại nghiêm trọng về đạo đức và pháp lý vì chúng có thể xác định và tấn công mục tiêu mà không cần sự trợ giúp của con người” (Nguồn: RT)
Bắt nguồn từ nguyên nhân vũ khí quân sự hoàn toàn tự động có tiềm năng phát triển nhanh chóng, các tác giả của bài báo này đã đưa ra cảnh báo về "viễn cảnh của một cuộc chạy đua vũ trang và sự gia tăng nhanh chóng các lực lượng vũ trang mà chẳng thèm đếm xỉa gì tới luật pháp”.
Chính vì “robot sát thủ” không thể chịu trách nhiệm thay thế cho con người trước tòa, do đó những nhân tố đứng đằng sau câu chuyện này như chỉ huy quân đội, nhà lập trình và nhà phát triển tìm cách “chạy án” cho các tội ác do những “cỗ máy sát thủ” này gây ra.
"Không có trách nhiệm có nghĩa là không “việc gì” phải ngăn chặn tội ác trong tương lai, có nghĩa là không có chuyện “trả lại công bằng” cho các nạn nhân, càng không có chuyện lên án các bên có trách nhiệm. Những trở ngại giành lẽ phải về cho các nạn nhận này cho thấy tầm quan trọng chúng ta cần kịch liệt ngăn chặn vũ khí tự động hoàn toàn” - ông Bonnie Docherty, nhà nghiên cứu cao cấp của HRW và cũng là tác giả chính của bản báo cáo này cho hay trên website của HRW.
Theo các cơ quan giám sát nhân quyền, các quan chức quân đội có thể phải “chịu tội” nếu họ cố ý vận hành một cổ máy sát thủ nào đó để tiến hành tội ác. Tuy nhiên, gần như chắc rằng họ sẽ được “thoát tội” trong trường hợp không thể lường trước được hậu quả mà 'robot sát thủ” gây ra.
Ông Docherty nhấn mạnh, một vũ khí hoàn toàn tự động khi được vận hành, có thể thực hiện các hành động có tính chất của tội ác chiến tranh. Nhưng nạn nhân thì không thể biết tìm ai để chịu trách nhiệm. Gọi hành động này là "tai nạn" hay "sự cố nhỏ" tức là đang “ém nhẹ” tác hại chết người mà chúng có thể gây ra.
Để giải quyết “lỗ hổng trách nhiệm” này, các tác giả của báo cáo này đưa ra kiến nghị “cấm phát triển, sản xuất và sử dụng vũ khí hoàn toàn tự động thông qua một công cụ ràng buộc về mặt pháp lý”, đồng thời cần phải soạn thảo các điều luật quốc gia để đẩy mạnh lệnh cấm này.
Máy bay ném bom không người lái Taranis của Hoàng gia Anh (Ảnh: Telegraph)
Hơn 50 tổ chức phi chính phủ NGO từ khắp nơi trên thế giới cùng với “nhà đồng sáng lập” HRW và điều phối viên của Chiến dịch Ngăn chặn Robot sát thủ tham gia chiến dịch đẩy mạnh lệnh cấm “ưu đãi” về phát triển, sản xuất và sử dụng vũ khí hoàn toàn tự động này.
Bản báo cáo này được công bố trước toàn thể hội nghị quốc tế lớn về “hệ thống vũ khí tự động chết người” (LAWS) của Liên Hiệp Quốc, được tổ chức tại Geneva hôm 13- 17/4.
Phiên họp sẽ thảo luận bổ sung Công ước Liên Hiệp Quốc về vũ khí thông thường. Theo như hiệp định, một số loại “vũ khí mới nổi” trong công nghệ quân sự như súng laser gây mù được liệt vào danh sách đen từ năm 1995, bom chùm chưa nổ cũng được yêu cầu các bên tham chiến phải loại bỏ từ năm 2006.
Bản báo cáo thừa nhận “Vũ khí hoàn toàn tự động vẫn chưa tồn tại. Nhưng nền công nghệ đang phát triển theo chiều hướng này. “Tiền thân” của vũ khí hoàn toàn tự động đã và đang được sử dụng hoặc phát triển. Chẳng hạn, nhiều quốc gia sử dụng hệ thống vũ khí phòng thủ như vòm sắt (Iron Dome) của Israel, đội hình Phalanx và C-RAM của Mỹ, tất cả đều được lập trình để tự động đối phó các mối đe dọa đạn dược".
Nguyên mẫu máy bay hiên nay có thể tự động bay trong các phi vụ liên lục địa, như máy bay Taranis của Vương quốc Anh, hoặc có thể cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay, như máy bay X-47B của Mỹ. Mặc dù là một phương tiện quân sự hùng mạnh, song máy bay không người lái lại gây ra nhiều tranh cãi dù nó được các nhà điều khiển điều khiển từ xa.