1. Cha mẹ tiếp tục giận dữ = Trẻ tiếp tục bị áp lực
Khi cha mẹ dồn nén sự tức giận với nhau, trẻ em trở thành nạn nhân bất hạnh. Khi chúng phải chứng kiến cuộc cãi vã, những lời nói đầy ác ý hoặc thậm chí tất cả vấn đề về ly dị giải quyết qua các cuộc điện thoại đều làm cho trẻ cảm thấy khó khăn và tổn thương.
Một số người chửi bới người chồng/vợ cũ của họ ngay trước mặt những đứa con và điều này khiến bọn trẻ bắt đầu đánh giá về, nghĩ về cuộc xung đột này. Trẻ em ghét phải chọn đứng về phía nào, chọn bố hay mẹ đều gây ra sự căng thẳng và bối rối.
Khi cha mẹ dồn nén sự tức giận với nhau, trẻ em trở thành nạn nhân bất hạnh. Ãnh minh họa
2. Biến con bạn thành người đưa tin …
Có nhiều cặp đôi ly hôn cố gắng lấy thông tin của đối phương thông qua con cái của mình, điều sẽ gây áp lực cho bọn trẻ và buộc chúng phải đối mặt những tình huống mà bố mẹ chúng không thể tự giải quyết. Ngày nay, email là một công cụ tuyệt vời để trao đổi với người cũ. Nó cho phép bạn bàn bạc những vấn đề cụ thể về sự phát triển của con cái mà không cần phải gặp mặt, tránh khơi lại vết thương xưa. Nó cũng có thể là bằng chứng trước tòa, do vậy nên cẩn thận khi sự dụng nó.
Nếu bạn muốn nói chuyện với người cũ thông qua điện thoại, hãy tập trung vào nhiệm vụ mình muốn làm, tránh rơi vào việc nổi giận khi nhớ lại chuyện xưa. Bạn có thể nói: “ Tôi hiểu cảm giác của anh, nhưng tôi ở đây để thảo luận về vấn đề học tập của con mình, hãy đi đúng hướng, cảm xúc của nó phụ thuộc vào điều nay”.
3. Hoặc biến con thành... sọt rác chứa tâm tư
Trẻ vị thành niên thích được tự chủ, và ly hôn khiến cuộc sống của nó bị lộn ngược. Đừng bao giờ chia sẻ chi tiết về việc ly hôn của bạn hoặc về những bất mãn của bạn với người cũ cho tụi trẻ biết. Khi đó chúng sẽ hiểu được bạn đang trải qua chuyện gì, nhưng chúng ta nên là những bậc cha mẹ thật sự; hãy tìm đến bạn bè của mình để chia sẽ hoặc tìm đến bác sĩ nếu cần thiết. Hãy luôn nhớ những ranh giới đó rất cần thiết, việc biến đứa trẻ của bạn thành đồng minh là việc làm sai và gây hại cho chúng.
4. Bố mẹ chán nản = Rời bỏ con cái
Qua một vụ ly dị có nghĩa là trẻ không được sống chung với cả bố và mẹ như trước nữa. Đồng thời, bà mẹ hay ông bố - hậu ly hôn thường cô lập mình, thúc thủ trong phòng và họ xao lãng khi ở cùng với con cái. Đứa trẻ càng bắt đầu cảm thấy bị bỏ rơi, không được quan tâm và cô đơn.
Chúng không thấy an toàn để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình vì sợ cha mẹ bị bố/mẹ giận, la rầy. Hoặc tệ hơn, bọn trẻ có thể trở thành người lúc nào cũng quan tâm, lo lắng đến suy nghĩ của người khác và bắt đầu cuộc sống yếu đuối khi đặt tất cả nhu cầu của người khác lên trước nhu cầu của mình.
Chúng không thấy an toàn để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình vì sợ cha mẹ bị bố/mẹ giận, la rầy. Ảnh minh họa
5. Sau ly hôn vẫn không đưa ra lý do
Nhiều trẻ không bao giờ thấy cha mẹ của chúng cãi nhau, vì vậy, khi nghe nói về quyết định ly hôn, chúng thực sự ngạc nhiên và bối rối. Người lớn thường không muốn nói với con cái về vấn đề hoặc lý do chia tay. Điều này khiến trẻ rất hoang mang. Chúng không biết tại sao gia đình lại rơi vào hoàn cảnh này, đặc biệt là với những đứa trẻ trưởng thành, chúng sẽ dồn hết tâm trí chỉ để biết nguyên nhân.
6. Bố/mẹ hẹn hò lại quá sớm có thể làm trẻ sợ hãi
Quá nhiều cha mẹ sau khi ly dị lại có ngay một mối quan hệ khác, và đó không phải là điều tốt cho con cái. Có một người bạn trai mới càng khiến người mẹ xao lãng nhiều hơn, đặc biệt là để người yêu mới bắt đầu hòa nhập với đứa con của mình.
Phụ huynh luôn muốn con mình chấp nhận người yêu mới của mình, vì họ đang yêu và vui vẻ. Nhưng nếu cuộc tình rồi cũng chấm dứt, nó sẽ trở thành một mất mát nữa cho con.
Hơn nữa, khi cha mẹ bắt đầu hẹn hò, sẽ làm cho trẻ thấy ly hôn là có thật. Trước đây chúng luôn nuôi dưỡng hy vọng bố mẹ sẽ quay lại với nhau, nhưng hẹn hò sẽ mang thông điệp rằng “tất cả là thật”. Vì vậy, lời khuyên là: không mang người yêu mới vào cuộc sống của trẻ em cho đến khi bạn quyết định kết hôn với người đó!
Cần thiết nhất là mang đến cho con một cảm giác an toàn . Ảnh minh họa
Làm sao để sửa chữa những lỗi lầm
Những cặp vợ chồng đã ly hôn sau khi đọc những điều trên có lẽ đã nhận thấy họ đã vô tình làm tổn thương con mình. “ Nó có quá trể để xóa đi những nỗi đau từ cuộc đổ vỡ?” - Chắc chắn là không, bọn trẻ luôn sẵn sàng để tha thứ cho bạn. Ít nhất, cho đến khi thành trẻ vị thanh niên, sự tức giận ấy cũng nguôi ngoai đi. Nếu bạn đã phạm sai lầm, hay làm theo những điều sau:
- Xin lỗi vì những lỗi lầm bạn đã gây ra.
- Giải thích chi tiết những gì bạn đã làm sai, và sau đó nguyện hứa sẽ thay đổi từ bây giờ.
- Đem lai cho con bạn một dấu hiệu an toàn .