Mang iPhone làm bằng gạch men đi cầm gần tỉ đồng

Ngày 22-9, TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm đã bác kháng cáo, tuyên y án 14 năm tù đối với Nguyễn Thị Thanh Phượng (ngụ Tiền Giang) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 Bị cáo Phượng bị dẫn giải về trại sau phiên toà

Theo hồ sơ, do kinh doanh thua lỗ, khoảng tháng 4-2013, Phượng liên hệ với một người tên Tuấn (không rõ lai lịch) đặt làm 100 điện thoại iPhone giả các loại với giá 50.000- 200.000 đồng/cái. Những chiếc iPhone này chỉ có vỏ và hộp còn bên trong chỉ là miếng gạch men.

Sau khi có hàng, đầu tháng 9-2013, Phượng mang 94 điện thoại giả đến một tiệm cầm đồ ở Tiền Giang, gán để lấy 960 triệu đồng. Để không bị phát hiện, Phượng nói với chủ tiệm là hàng chính hãng, nếu mở hộp đựng điện thoại kiểm tra sẽ làm mất giá trị từ 1 - 2 triệu đồng/cái và yêu cầu chủ niêm phong!
Đến tháng 9-2014, Phượng tiếp tục đem điện thoại đến cầm nhưng không trả lãi. Nghi ngờ chủ tiệm mở các hộp điện thoại thì phát hiện điện thoại được làm bằng gạch men nên tố giác đến công an. 

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Các chuyên gia đều cho rằng cần có khung pháp lý để quản lý các loại tiền kỹ thuật số.

Cần khung pháp lý về tiền kỹ thuật số

(PLO)- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, các chuyên gia đều cho rằng Việt Nam cần có chính sách, khuôn khổ pháp lý để giám sát, kiểm soát rủi ro của các loại tiền kỹ thuật số.