Mâu thuẫn giữa luật định và thực tiễn trong quản lý thuốc lá làm nóng

(PLO)-Được công nhận là “thuốc lá dạng khác” vì được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá. Thế nhưng, cho đến nay, thuốc lá làm nóng vẫn chưa được đưa vào quản lý chính thức tại Việt Nam, mặc dù chúng thỏa mãn định nghĩa trong Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện hành.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đây có thể xem là một nghịch lý khi nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực vào công tác quản lý và phòng chống tác hại thuốc lá điếu nhưng lại “bị bỏ lơ” việc quản lý đối với thuốc lá làm nóng (TLLN) nói riêng, hay thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) nói chung.

Nền tảng quản lý thuốc lá làm nóng trên toàn cầu

Chẳng những thuộc phạm vi điều chỉnh của luật pháp Việt Nam, mà TLLN còn được chính thức công nhận là sản phẩm thuốc lá theo định nghĩa của Công ước Khung FCTC thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như công bố của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Mặt khác, dù TLLN có điểm chung với thuốc lá điếu thông thường vì cùng chứa nguyên liệu thuốc lá, nhưng lại khác biệt cơ chế hoạt động “không tạo khói": chỉ làm nóng dưới 350 độ C để hóa hơi nicotine phục vụ cho nhu cầu người dùng. Cũng vì không diễn ra quá trình đốt cháy, do đó TLLN còn được biết đến với tên gọi "thuốc lá không khói".

Cùng là "thuốc lá không khói" nhưng thuốc lá điện tử (TLĐT) lại có điểm khác là làm nóng dung dịch tinh dầu (thay vì nguyên liệu lá thuốc) để hóa hơi nicotine. Tuy nhiên, TLĐT có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ hơn từ góc độ tiêu dùng, so với TLLN - loại sản phẩm không thể điều chỉnh nguyên liệu bên trong vốn theo định mức của nhà sản xuất, dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép của quốc gia. Đối với một số loại TLĐT có hệ thống mở, kẻ gian có thể lợi dụng sơ hở để phối trộn thêm các chất cấm như ma túy, cần sa... ẩn chứa vitamin E Acetate - nguyên nhân chính gây ra hàng loạt các ca tổn thương phổi trong thời gian qua. Thậm chí, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng khuyến cáo, ngày càng có quá nhiều loại ma túy mới xuất hiện, núp bóng dưới nhiều loại thuốc, thuốc lá, trò chơi… mà không dễ nhận biết.

Tuy nhiên, theo BS. Khuất Thị Hải Oanh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI), TLĐT ban đầu được phát minh như một giải pháp thay thế cho những người hút thuốc lá truyền thống vốn rất độc hại.

Trên chuỗi nguy cơ được khoa học chứng minh, các sản phẩm thuốc lá không khói bao gồm cả TLĐT, TLLN nói trên có khả năng giúp giảm hơn 95% hàm lượng các tác nhân gây ung thư so với thuốc lá đốt cháy. Đây là kết quả được nhiều cơ quan quản lý y tế ở các quốc gia trên thế giới đúc kết từ nhiều nghiên cứu.

Chuỗi nguy cơ của các sản phẩm thuốc lá

Chuỗi nguy cơ của các sản phẩm thuốc lá

Không những vậy, tính thời sự của việc hoạch định chính sách để hợp thức hóa và định hướng công tác quản lý đối với TLLN đã thu hút nhiều sự tranh luận các nhà làm luật, luật sư, chuyên gia… trên khắp thế giới. Song đến nay, hầu hết các quốc gia tiên tiến, như: Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Ý… đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand hoặc các nước lân cận như Malaysia, Indonesia, Philippines… đều đã chấp thuận đưa TLLN vào luật quản lý để cho phép người dùng tiếp cận đến sản phẩm nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng nicotine thông qua hành vi hút thuốc.

Là cơ quan tham vấn cho các quốc gia, WHO cũng khuyến nghị các nước quản lý TLLN theo Công ước Khung FCTC và các luật kiểm soát thuốc lá hiện hành. Đồng thời, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã công nhận và phân loại rõ TLLN theo mã “sản phẩm thuốc lá khác” trong quy định quản lý.

Cần sớm giải quyết mẫu thuẫn giữa luật định và thực tiễn

Tại Việt Nam, sự mâu thuẫn liên quan đến công tác quản lý TLLN đã xuất hiện nhiều năm qua và làm hao tổn giấy mực của hàng trăm chuyên gia. Cụ thể, dù trong luật có công nhận phân loại “thuốc lá dạng khác” và TLLN là một điển hình thỏa mãn các tiêu chí của danh mục này, nhưng sản phẩm này lại chưa được quản lý, cấp phép sản xuất, mua bán chính ngạch như các loại thuốc lá khác như thuốc lá điếu, thuốc lá sợi, xì gà...

Nhận định về nghịch lý này, LS Phạm Sĩ Hải Quỳnh - thành viên của Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam (VILAF - Hồng Đức) cho biết, "Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá" Việt Nam quy định, ngoài những dạng cơ bản được liệt kê, pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận thuốc lá ở "dạng khác". Điều 2.1 của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá quy định cần phải đưa các thuốc lá dạng khác vào quản lý theo luật hiện hành, LS Hải Quỳnh khẳng định.

LS Hải Quỳnh đề cập về quy định tại “Điều 2.1 của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá”

LS Hải Quỳnh đề cập về quy định tại “Điều 2.1 của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá”

BS. Hải Oanh từng chia sẻ, TLTHM theo quy định của pháp luật cũng là sản phẩm thuốc lá, do đó không bị cấm nhưng cần được quản lý theo các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. Riêng TLĐT, hiện nay trên thị trường việc mua bán các lọ tinh dầu rất phổ biến, sản phẩm hầu như không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không tuân thủ các quy định về nhãn mác và thông tin cảnh báo.

Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị các cơ quan quản lý thị trường hãy quản lý chặt sản phẩm này theo đúng các quy định như đối với sản phẩm thuốc lá, kiểm soát nguồn gốc, nhãn mác, các đơn vị được phép mua bán và đối tượng được mua TLĐT”, BS. Hải Oanh nhấn mạnh

Nếu tiếp tục để các sản phẩm thuốc lá mới này tồn tại “tự do” ngoài vòng pháp luật, vô hình trung chúng ta tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường chợ đen phát triển, hàng giả, hàng nhái lộng hành và không kiểm soát được mục đích sử dụng, kẻ gian lợi dụng vô tư tiếp cận tiếp cận sai đối tượng...

Công tác tuyên truyền cai thuốc lá ở nước ta dù có gặt hái được một số thành công sơ bộ nhưng so với thực tiễn tồn tại thì chưa thật sự có tác dụng.

Theo thống kê, 8.500 tỷ đồng là con số ngân sách nhà nước bị thất thoát mỗi năm vì để "lọt lưới" thuốc lá nhập lậu. Trước những thách thức này, rất cần các cơ quan, ban ngành cân nhắc liệu cách làm cũ có còn hợp lý và hợp thời, hay đã đến lúc cần có luật rõ ràng để việc kiểm soát thuốc lá toàn diện?

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm