Minh bạch để triệt nạn “quan bà”, “nhóm thân hữu”

của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đăng trên các số báo trước nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc.

“Thương mại hóa quyền lực” đã trở thành bệnh mạn tính và khi thượng bất chính, hạ tắc loạn, kỷ cương lỏng lẻo” - bạn đọc Lê Nam (Khánh Hòa) lo ngại. “Quan bà, cái cầu nối sân sau những phi vụ tiền tỉ diễn ra rất lâu rồi. Câu chuyện kiểm soát, thanh tra để đảm bảo tính minh bạch sẽ khó có hồi kết nếu như vẫn duy trì cơ chế như hiện nay” - bạn đọc Bùi Đán lưu ý. “Nghèo không địch nổi giàu, giàu không địch nổi quan” - bạn đọc John bày tỏ suy nghĩ của mình bằng cách dẫn câu này của dân gian Trung Quốc.

Bạn đọc Nguyễn Hữu Hải nêu ý kiến: “Tôi thấy ở bất cứ lĩnh vực nào nếu có quan hệ càng thân thiết với những người có chức vụ càng cao thì khả năng thành công càng lớn. Đây là một mệnh đề thuận và “không có lối nói chuyện bằng nước dãi””. Bạn đọc duytien…@yahoo.com cung cấp thông tin: “Bài viết rất đúng sự thật ở tỉnh tôi, các quan chức đầu ngành có hẳn một êkíp công ty của em ruột, họ hàng tham gia làm đơn vị thi công, làm giám sát, làm sao công trình có chất lượng? Còn việc kê khai tài sản ở huyện tôi thì cứ nuôi tôm là xong! Mặc dù có trúng, có thất nhưng năm nào các sếp cũng nói trúng”. Theo bạn đọc Bình, khi làm dự án thì công ty của bạn cũng phải bôi trơn lãnh đạo tỉnh, TP, “còn ngày lễ, tết thì tặng quà kẹp phong bì vài chục triệu đồng vì đôi bên cùng có lợi mà!”.

Minh bạch để triệt nạn “quan bà”, “nhóm thân hữu” ảnh 1

Làm dự án là một trong những lĩnh vực mà DN và cán bộ có chức có quyền thường có những quan hệ không bình thường. Ảnh: HTD

Một bạn đọc có điện thoại số 099592… góp ý: “Trong 14 hành vi cụ thể biểu hiện mối quan hệ không bình thường đó cần có thêm một hành vi nữa là “quan chức lập công ty sân sau” vì hành vi này đang phổ biến”.

Bạn đọc Văn Xương bàn: “Trước khi có đề tài nghiên cứu trên thì người dân lẫn các nhà lãnh đạo đều biết rõ giữa DN với các cơ quan nhà nước có những mối quan hệ bất thường. Vấn đề là Đảng và Nhà nước làm gì để tiêu diệt nó, để cứu lấy nền kinh tế và khôi phục lòng tin trong nhân dân?”. Bạn đọc Thinh…@gmail.com cũng băn khoăn: “Mình không có biện pháp nào ngăn chặn sao?”. Bạn đọc nguyenhuutruc… mong muốn “phải có giải pháp hữu hiệu và rất cần có nhiều Bao Công vì từ lâu rồi đã có chuyện chức quyền được đem ra mua bán với giá rất cao”.

Bạn đọc tam…@yahoo.com đề nghị: “Pháp luật phải xử lý triệt để những con sâu mọt nói trên. Muốn làm được như thế thì cần phải làm tốt công tác kê khai tài sản từ ban đầu làm công chức, viên chức và kê khai cả của cải của vợ, chồng, con họ”. Bạn đọc Huỳnh Kim Ngân gợi ý: ““Quan hệ không bình thường” là cách nói tránh chứ thực chất đó là tham nhũng. Vấn đề đặt ra là phải có người kiểm soát quyền lực, tất nhiên người đó không “dính” vào 14 hành vi mà công trình nghiên cứu đã liệt kê và phải có đủ khả năng giám sát 14 hành vi đó”.

TS

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm