Nhiều ngày qua, tôi thấy trên mạng xã hội đăng tải nhiều đoạn clip các ô tô bất ngờ mở cửa khi đang chạy trên đường ở Hà Nội. Nhiều lần đi đường tôi cũng thấy các tình huống tương tự. Tôi thấy các trường hợp mở cửa xe khi đang chạy rất nguy hiểm nhưng nhiều trường hợp, lực lượng CSGT chưa có mặt kịp thời để xử lý.
Xin hỏi, hành vi mở cửa xe khi đang chạy sẽ bị xử lý ra sao? CSGT có thể xử lý các trường hợp vi phạm này thông qua các clip đăng tải trên mạng được không?
Bạn đọc Nguyễn Thiên Bảo (Huyện Hóc Môn, TP.HCM)
Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Người ngồi trên ô tô mở cửa xe khi không quan sát, không đủ điều kiện an toàn được xem là hành vi vi phạm các quy tắc an toàn giao thông đường bộ.
Từ ngày 5-8, theo Thông tư 65/2020 của Bộ Công an, lực lượng CSGT được sử dụng các hình ảnh, phản ánh từ mạng xã hội để làm căn cứ xác minh, xử lý các hành vi vi phạm.
Như vậy, trong vụ việc trên, CSGT hoàn toàn được sử dụng đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội để xác minh và xử lý hành vi mở cửa không đảm bảo an toàn khi ô tô đang chạy.
Theo điểm b khoản 2 Điều 32 Nghị định 100/2019, trường hợp hành khách ngồi trên xe có hành vi mở cửa xe khi xe đang di chuyển bị xử phạt 300.000-400.000 đồng. Trường hợp hành vi trên do người điều khiển xe thực hiện thì phạt tiền 400.000-600.000 đồng.
Đồng thời, người vi phạm quy định này mà gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2-4 tháng theo điểm g khoản 2 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100.
Mặt khác, người mở cửa xe khi xe đang chạy để xảy ra tai nạn thì người này phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình đã gây ra. Đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng người khác, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù 1-5 năm:
- Làm chết người.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
- Làm chết người.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Mức phạt cao nhất của tội danh trên lên đến 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.
Quy định mới về quy chuẩn ô tô con
(PLO)- So với quy định hiện hành, Thông tư 54/2019 của Bộ GTVT đã hạn chế các loại xe được xem là ô tô con.