Môn lịch sử bậc THPT năm tới sẽ có 52 tiết học bắt buộc

(PLO)-  Bộ GD&ĐT xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh, thẩm định Chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy cho tất cả học sinh.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch về việc thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo đó, Bộ GD&ĐT xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh, thẩm định Chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy cho tất cả học sinh.

Cùng đó, biên soạn, thẩm định tài liệu tập huấn thực hiện chương trình Lịch sử bắt buộc; Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện Chương trình Lịch sử phần bắt buộc 52 tiết đối với lớp 10, lớp 11, lớp 12.

Bộ GD&ĐT yêu cầu Vụ Giáo dục Trung học thành lập Ban phát triển chương trình Lịch sử cấp THPT và thực hiện nhiệm vụ xây dựng, rà soát, điều chỉnh chương trình Lịch sử cấp THPT; biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình. Thời gian hoàn thành các việc này trước ngày 25/8/2022.

Thành lập và tổ chức thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc đối với lớp 10, lớp 11, lớp 12. Thời gian hoàn thành trước ngày 15/-8.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT triển khai tập huấn đại trà về tổ chức dạy học chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc cho cán bộ quản lý, giáo viên để nâng sự phù hợp với điều kiện địa phương.

Như vậy, Lịch sử từ môn học lựa chọn theo thiết kế ở cấp THPT Chương trình giáo dục phổ thông mới, giờ đây trở thành môn học vừa có phần bắt buộc, vừa có phần lựa chọn.

Ngoài 52 tiết bắt buộc/năm ở cấp THPT mà tất cả các học sinh đều phải học, Lịch sử cũng nằm trong nhóm môn học lựa chọn (học sinh nào có mong muốn học thêm) ở cụm môn Khoa học xã hội (gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật).

Ở phần nội dung tự chọn này, các chuyên đề, chủ đề của môn Lịch sử cấp THPT là những nội dung chuyên sâu, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các nội dung cơ bản ở cấp THCS.

Trước đó, chiều 20-6, tổ đại biểu Quốc hội khóa XV TP Hà Nội - đơn vị bầu cử số 6 đã tiếp xúc với cử tri các quận/huyện: Hà Đông, Thanh Trì, Thanh Oai, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Trả lời ý kiến của cử tri, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong phiên họp Quốc hội, nhiều đại biểu cũng đã truyền tải ý kiến của cử tri ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, bày tỏ sự quan tâm đến rất nhiều nội dung liên quan đến ngành GD&ĐT, trong đó có việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, bắt đầu từ năm học 2022 – 2023 sẽ áp dụng cho lớp 10 THPT.

Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ GD&ĐT nghiên cứu, xem xét, tiếp thu ý kiến của cử tri đối với môn Lịch sử. Vừa rồi trong Nghị quyết của Quốc hội cũng đề cập đến vấn đề trên.

“Bộ GD&ĐT thực hiện các chỉ đạo, cũng như tiếp thu các ý kiến của người dân, lên kế hoạch, bắt đầu áp dụng từ năm học 2022 – 2023. Theo tinh thần sẽ bố trí phần giáo dục Lịch sử, bao gồm phần bắt buộc và phần lựa chọn.

Lựa chọn tức là có thiết kế trong chương trình, các nhà trường căn cứ vào điều kiện, tình hình và nhu cầu để bố trí cho học sinh học.

Việc bố trí này trong khung thời gian cho phép của năm học, đảm bảo tính khả thi. Trên cơ sở này, ngay năm tới cũng chưa cần phải điều chỉnh trong SGK.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm