Một số bộ SGK vẫn còn “lỗi, sạn” gây ra dư luận không tốt

(PLO)- Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận, thực tiễn vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế: Một số bộ SGK ban hành vẫn còn “lỗi, sạn” gây ra dư luận không tốt.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa báo cáo Quốc hội việc thực hiện nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Liên quan đến việc triển khai Nghị quyết số 88/2014/QH13; kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết đã tổ chức giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa (SGK) của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị SGK theo đúng lộ trình.

Triển khai việc biên soạn SGK dân tộc, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng theo Kế hoạch đã ban hành; chỉ đạo, huy động các nguồn lực để tổ chức dịch một số SGK được phê duyệt sang sách chữ nổi Braille.

Một số bộ SGK vẫn còn “lỗi, sạn” gây ra dư luận không tốt. Ảnh: HP

Một số bộ SGK vẫn còn “lỗi, sạn” gây ra dư luận không tốt. Ảnh: HP

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận, thực tiễn vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế: Một số bộ SGK ban hành vẫn còn “lỗi, sạn” gây ra dư luận không tốt.

Khi ban hành SGK, còn tình trạng SGK vẫn có một số ngữ liệu học âm, học vần chưa thật phù hợp với học sinh lớp 1, một số nội dung, ngữ liệu, hình ảnh chưa phù hợp, cần chỉnh sửa, hoàn thiện trong các SGK lớp 2 và lớp 6.

Việc chuẩn bị về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục ở một số địa phương còn nhiều khó khăn.

Chất lượng đội ngũ GV và CBQL giáo dục không đồng đều, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; còn khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi.

Số lượng đội ngũ GV và CBQL giáo dục còn thừa thiếu cục bộ; đồng thời còn thiếu so với quy định, đặc biệt là cấp tiểu học. Đội ngũ GV còn chưa đồng bộ về cơ cấu đối với cấp THCS và cấp THPT, nhất là khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT có một số môn học mới.

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ GD-ĐT đưa ra một số phương hướng, giải pháp thời gian tới.

Cụ thể, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các chế độ, chính sách liên quan đến triển khai CT, SGK GDPT.

Tăng cường hướng dẫn lựa chọn SGK, tập huấn hướng dẫn sử dụng SGK trong các môn học/hoạt động giáo dục tại các cơ sở GDPT đảm bảo linh hoạt, hiệu quả và đáp ứng mục tiêu của Chương trình GDPT 2018.

Tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị SGK theo đúng lộ trình.

Tăng cường kiểm tra các địa phương triển khai thực hiện CT GDPT 2018, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn SGK; lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, tăng cường trách nhiệm và tăng cường giám sát việc thực hiện của các hội đồng quốc gia thẩm định SGK.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm