Một thai phụ bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vết cắn sưng to, biểu hiện rối loạn đông máu. Ngay sau đó bệnh nhân được truyền huyết thanh kháng nọc rắn, một ngày sau vết cắn đã bớt sưng, sức khỏe bệnh nhân ổn định. “Chúng tôi sẽ siêu âm để đánh giá lại tình trạng thai nhi. Khó khăn nhất là vừa điều trị cho mẹ, vừa điều trị cho con”, BS Hùng nói.

Trong ảnh là một người bị rắn lục cắn đang được điều trị tại BV Chợ Rẫy.

Theo BS Hùng, thai phụ bị rắn lục cắn sẽ dẫn đến xuất huyết sau bánh nhau, dẫn đến dọa xảy thai, sinh non, nếu nhập viện trễ và rơi vào tình trạng nặng như xuất huyết không cầm, băng huyết và cũng có nguy cơ bị cắt tử cung.

BS Hùng cho biết, chỉ hơn ba tuần qua (từ ngày 1 đến 24-6), BV Chợ Rẫy đã tiếp nhận đến 111 trường hợp bị rắn lục cắn, trong đó có có đến 80 ca bị rắn lục đuôi đỏ cắn. “Mỗi năm BV tiếp nhận từ 800-1.000 trường hợp bị rắn cắn. Nạn nhân bị rắn cắn nhiều nhất vào thời điểm mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8, trung bình có khoảng 200 ca bị rắn cắn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới