Mua sắm online bùng nổ

(PLO)-  Thói quen mua sắm online của người tiêu dùng ngày một tăng kéo theo nhiều giá trị cho bức tranh tươi sáng của kinh tế thương mại điện tử ở Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mỗi buổi sáng dọc đường Lê Thánh Tôn hay xung quanh khu vực tòa nhà Saigon Centre (quận 1, TP.HCM)… người ta dễ dàng gặp cảnh giao nhận hàng online tấp nập, nhất là mỗi dịp khuyến mãi. Hàng trăm gói hàng lớn, nhỏ được shipper (người giao hàng) của các hãng giao vận phân phát cho người mua đã đặt trước. Sau tác động của dịch COVID-19, cú hích mua sắm online càng trở nên bùng nổ.

Tiết kiệm thời gian, tiền bạc

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam, nhìn nhận qua thời gian căng thẳng nhất của đại dịch COVID-19, hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã hoàn toàn thay đổi. Sự dịch chuyển mua sắm lên trực tuyến tăng nhanh gấp ba lần so với trước đó. Nhận định của ông Dũng được chứng minh khi giá trị đơn hàng online mà mỗi người chi trả đã tăng từ 45 USD trong năm 2021 lên 50 USD trong năm 2022.

Với thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng, Vũ Anh Tú (26 tuổi, TP.HCM) dành khoảng 5-7 triệu đồng cho việc mua sắm online trên các sàn TMĐT từ vật dụng cá nhân đến đồ ăn, thức uống hằng ngày. Theo anh Tú, thói quen này đã duy trì khoảng bốn năm, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển và tiền bạc nhờ các mã khuyến mãi săn được. “Ước tính mỗi năm tôi chi 80-90 triệu đồng cho mua sắm online nhưng tiết kiệm được 10-15 triệu đồng do có mã giảm giá. Nếu mua sắm trực tiếp như trước đây, tôi sẽ tốn tiền hơn khá nhiều” - anh Tú nói.

Báo cáo từ sàn TMĐT Lazada tính tới tháng 3-2022 cho thấy 76% người tiêu dùng Việt có thói quen mua sắm trực tuyến ít nhất một lần/tháng và số người dùng TMĐT dự kiến đạt 70,9 triệu người vào năm 2025. Qua khảo sát có tới 83% người tiêu dùng Việt cho biết có thói quen tìm kiếm sản phẩm trực tiếp trên sàn TMĐT, con số này dần vượt qua mạng xã hội và công cụ tìm kiếm. Nhóm đối tượng không chỉ dừng ở độ tuổi trẻ tuổi, “gen Z” mà ngay cả nhóm tuổi trung niên cũng quen dần với việc mua sắm, chi tiêu online.

Tự nhận mình là người “mù công nghệ” nhưng hiện nay, chị Kim Phượng (51 tuổi, thợ may tại quận 3, TP.HCM) đã quen với cách đặt hàng qua mạng. “Trước đây, dù nắng hay mưa, khỏe hay bệnh tôi cũng phải ráng ra chợ mua đồ về nấu nhưng bây giờ ngồi một chỗ có thể mua đủ loại tươi sống và được giao tới tận nhà” - chị Phượng nói.

Mua sắm online dần trở thành thói quen của người tiêu dùng Việt.
Mua sắm online dần trở thành thói quen của người tiêu dùng Việt.

Thương mại điện tử phát triển nhanh

Có mặt tại kho hàng của Công ty TNHH Natural House trên đường Hoàng Minh Giám (quận Phú Nhuận, TP.HCM) vào giữa trưa nhưng chúng tôi vẫn thấy hàng chục nhân sự của hãng không ngừng tay khi vừa in đơn vừa đóng gói hàng để kịp giao cho khách.

Ông Trần Lâm, Giám đốc điều hành công ty, cho biết doanh thu mỗi năm luôn tăng trưởng gấp 1,7 lần. Hiện tại trung bình mỗi ngày thương hiệu của công ty bán ra 500-700 đơn hàng các loại/sàn TMĐT và con số này sẽ tăng gấp hơn năm lần trong mỗi dịp khuyến mãi cuối năm. “Gần đây nhất, chúng tôi thu về 40 triệu đồng chỉ trong 3 phút livestream bán hàng và 400 triệu đồng trong vòng ba ngày đăng bán trên TikTok Shop. Đây đều là những con số ấn tượng mà chỉ kinh doanh online mới có được” - ông Lâm nói.

Tương tự, Tập đoàn An Phát Holdings cũng đã tăng doanh số xuất khẩu online các sản phẩm phân hủy sinh học mang thương hiệu AnEco trong bảy tháng đầu năm 2022 lên gấp năm lần so với năm đầu tiên mở bán 2021. Ông Nguyễn Lê Thăng Long, Phó Tổng giám đốc tập đoàn, ước tính doanh số cả năm 2022 có thể gấp 15-20 lần so với năm 2021 nhờ vào việc xuất khẩu online.

Cục TMĐT và kinh tế số, Bộ Công Thương dự đoán doanh thu mảng TMĐT của Việt Nam vào năm 2025 có thể lên tới 39 tỉ USD, ngang Singapore và đứng sau Indonesia.

Bản thân các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này cũng nhận thấy dư địa màu mỡ mà TMĐT mang lại. Ông Đặng Anh Dũng, Phó Tổng giám đốc Lazada Việt Nam, nhìn nhận dù nhiều khó khăn từ bối cảnh nền kinh tế nhưng năm 2023 sẽ là một năm tiềm năng của TMĐT.

Trong khi ông Gijae Seong, Giám đốc Amazon Global Selling Việt Nam, kỳ vọng thị trường TMĐT Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á vào năm 2026. “Năm 2022, thách thức về kinh tế nói chung từ chiến sự, lạm phát, chi phí sản xuất tăng cao đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên riêng với thị trường Việt Nam, mảng bán hàng ra toàn cầu vẫn tăng trưởng rất tốt” - ông Gijae Seong chia sẻ.

Xu hướng mới Shoppertainment

Hình thức Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) được dự đoán là xu hướng mới trong tương lai. Theo đó, việc tận dụng sức ảnh hưởng từ nhóm đối tượng có sức ảnh hưởng hoặc người nổi tiếng để truyền thông tiếp thị là điều mà các doanh nghiệp kinh doanh online cần chú ý.

Giám đốc điều hành của DigiPencil NGUYỄN TIẾN HUY

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm