Mỹ tăng lãi suất, các nước nghèo thêm khó khăn

(PLO)- Các nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu thế giới cần cân nhắc đến nguy cơ các nền kinh tế nghèo hơn có thể bị sa lầy khi Mỹ tăng lãi suất để kìm lạm phát.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong một bài viết trên tờ The Washington Post, Jeff Stein - phóng viên kinh tế phụ trách Nhà Trắng cho rằng các nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu thế giới cần cân nhắc đến nguy cơ các nền kinh tế nghèo hơn có thể bị sa lầy khi Mỹ tăng lãi suất để kìm lạm phát.

Các thị trường mới nổi vốn phải đối mặt với khó khăn sau đại dịch cùng tình trạng giá thực phẩm và nhiên liệu tăng đột biến do xung đột Nga - Ukraine. Giờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ sẽ làm trầm trọng thêm, vì lãi suất tăng ở Mỹ có thể làm nặng thêm gánh nợ công hàng chục nước thu nhập thấp vay bằng đồng USD.

Người dân Sri Lanka chặn đường ở thủ đô Colombo phản đối tình trạng thiếu nhiên liệu. Việc các nước giàu tăng lãi suất kìm lạm phát có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn ở các nước nghèo. Ảnh: GETTY IMAGES

Người dân Sri Lanka chặn đường ở thủ đô Colombo phản đối tình trạng thiếu nhiên liệu. Việc các nước giàu tăng lãi suất kìm lạm phát có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn ở các nước nghèo. Ảnh: GETTY IMAGES

Các nước nghèo thường vay bằng đồng USD, vừa để giúp thanh toán hàng nhập khẩu vừa để củng cố uy tín quốc tế về dự trữ ngân hàng. Một nhược điểm là “nợ bằng đồng USD” khiến các nước này dễ bị ảnh hưởng vì những biến động giá trị của đồng tiền Mỹ, vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của các nước này. Khi Fed tăng lãi suất, đồng USD trở nên đắt hơn so với các loại tiền tệ khác. Điều này làm cho việc thanh toán nợ của các nước đi vay khó khăn hơn.

Trong chuyến công du châu Á vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen thừa nhận chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ “có thể làm cho những vấn đề nợ vốn đã rất nghiêm trọng trở nên khó khăn hơn”. Từ đầu đại dịch đến nay, tỉ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội trung bình ở các nước đang phát triển đã tăng từ 52% lên mức kỷ lục 67%.

Theo Ngân hàng Thế giới, khoảng 60% các quốc gia nghèo đang “lâm vào cảnh túng quẫn hoặc có rủi ro cao”. Theo một số nhà kinh tế, tình hình bất ổn ở Sri Lanka là bằng chứng về mối đe dọa tài chính đối với các thị trường mới nổi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm