Myanmar mời doanh nghiệp dừa Việt Nam tư vấn phát triển ngành dừa bền vững

(PLO)- Theo lãnh đạo Hiệp hội dừa Việt Nam, nếu phát triển ngành dừa bền vững có thể thu được thêm tín chỉ carbon nhằm tăng thu nhập cho người trồng dừa.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, từ ngày 27 đến 30-5, nhận lời mời của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Thương mại Myanmar, Hiệp hội Dừa Việt Nam cùng đại diện Bộ Công thương Việt Nam dự hội thảo “Sự phát triển chuỗi giá trị ngành dừa của các nước Acmecs” tại Myanmar.

Sự kiện có sự tham gia của năm nước thành viên Acmes gồm Myanmar, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.

Theo Bà Thanh, tại hội thảo, hiệp hội đã chia sẻ về tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp chế biến dừa Việt Nam.

Cụ thể, trước năm 2010, ngành công nghiệp chế biến dừa Việt Nam gần như là con số 0.

Sau hơn 10 năm bằng sự năng động và khả năng nắm bắt thị trường thế giới. Các doanh nghiệp ngành dừa Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư những dây chuyền thiết bị hiện đại. Theo đó, đưa ngành công nghiệp chế biến dừa Việt Nam phát triển với những sản phẩm cao cấp có mặt tại hơn 50 trên giới.

Nhiều sản phẩm như: cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, nước dừa đóng hộp, đóng lon, than BBQ... đạt chuẩn xuất khẩu cho các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Đông.

Năm 2023 giá trị xuất khẩu dừa và những sản phẩm chế biến từ dừa Việt Nam đạt hơn 700 triệu USD. Dự kiến năm 2024 có thể đạt 1 tỉ USD.

dừa Việt Nam
Chuyên gia Việt Nam hướng dẫn quy trình chăm sóc dừa tại Myanmar. Ảnh: K.THANH

Bên cạnh đó, hiệp hội không ngừng đề xuất các bộ ngành trình Chính phủ chiến lược phát triển bền vững của ngành dừa.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) lập đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực Việt Nam.

Đến đầu năm 2024, Bộ NN&PTNT đã ký quyết định thông qua đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực này và cây dừa lần đầu tiên được có mặt trong danh sách này.

Theo bà Thanh, để ngành dừa khối Acmecs phát triển bền vững trong tương lai, ngành dừa Việt Nam đã có những đề xuất chung.

Dừa Việt Nam nói riêng và khối Acmecs nói chung, phần lớn cây dừa hiện nay trồng theo nhu cầu sinh hoạt của gia đình nên phải được trồng lại theo yêu cầu phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, cần lập bản đồ dừa với những thông số như diện tích, tuổi, chủng loại để dễ theo dõi, chứng nhận mã vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, phục vụ yêu cầu thị trường xuất khẩu

Đối với những vùng trồng mới nên theo tiêu chuẩn organic ngay từ ban đầu đồng thời. Tùy tình hình thực tế địa phương có giải pháp xây dựng chuỗi giá trị phù hợp.

“Dùng du lịch là chiếc chìa khóa mở cửa cho chuỗi giá trị ngành dừa, phục vụ chiến lược xây dựng thương hiệu dừa địa phương và phát triển ngành dừa bền vững để thu được tín chỉ carbon nhằm tăng thu nhập cho người trồng dừa”- bà Thanh chia sẻ.

Dịp này, Cục Xúc tiến thương mại và Hiệp hội Dừa Myanmar mời đoàn chuyên gia, doanh nghiệp dừa Việt Nam tập huấn, tư vấn cho ngành dừa Myanmar về kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phát triển chuỗi giá trị ngành dừa quốc gia này.

Song song đó, là hoạt động kết nối giao thương. Theo đó, có bốn đơn vị Việt Nam và Myanmar cùng ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng dừa cho phía đối tác; liên kết hỗ trợ ngành dừa Myanmar phát triển.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm