Năng lực bóng đá Việt Nam và bệnh thành tích

“Bạn bè quốc tế gặp tôi đều có chung cảm nhận Việt Nam rất yêu bóng đá. Một đất nước gần 100 triệu dân yêu bóng đá thì không thể nào không có tiềm năng phát triển”.

Thế nhưng buổi hội thảo của các nhà làm bóng đá lại không diễn ra như mong muốn bởi có quá nhiều tham luận dài và chung chung mà Phó Thủ tướng đã cảnh báo: “Chúng ta đừng vuốt ve nhau nữa”. Nói thẳng ra theo nhiều chuyên gia là căn bệnh thành tích và tư duy nhiệm kỳ của VFF đã làm cho bóng đá Việt Nam không chịu phát triển.

Có một nghịch lý của làng bóng là các giải phong trào, bóng đá trẻ có rất đông khán giả hào hứng đến xem nhưng bóng đá chuyên nghiệp thì vắng như chùa bà Đanh. Điều này nói thay cho niềm tin của người yêu bóng đá với các giải vô địch quốc gia lẫn các đội tuyển không cao. Chỉ mỗi suy nghĩ đơn giản của VFF suốt hơn 20 năm qua, cứ mỗi lần thất bại ở đấu trường Đông Nam Á là vội vã thay tướng khiến cho phong cách của đội tuyển chưa lúc nào có định dạng.

Những thành tích của một số đội tuyển trẻ quốc gia trong năm 2017 tại các vòng chung kết châu lục, thế giới không phải là thước đo chuẩn cho năng lực của nhiều chiếc ghế ở VFF. Nó đơn thuần đến từ đam mê và công sức của các ông bầu, của các lò đào tạo trẻ chứ không phải từ chiến lược, định hướng của các nhà quản lý và điều hành nền bóng đá.

Nghiệt ngã trong lúc bóng đá Việt Nam còn bấn loạn như cuộc hội thảo qua loa bị chính Phó Thủ tướng yêu cầu có một buổi đối thoại thẳng thắn khác thì bỗng dưng FIFA xếp hạng đội tuyển quốc gia số một Đông Nam Á. Nó làm cho những người ở VFF mắc căn bệnh thành tích báo công dựa vào thống kê khô khan của FIFA nhưng ai cũng biết cách xếp hạng ấy không phản ảnh thực chất của một nền bóng đá.

VFF đừng bị ru ngủ bởi danh xưng sáo rỗng số một Đông Nam Á mà phần ruột yếu kém quá lâu lại không chịu giải phẫu cho tới nơi tới chốn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới