Phát hiện này dựa trên các dữ liệu thu thập được từ thiết bị quan sát bằng tia X mang tên Chandra. Với việc dùng thiết bị Chandra thăm dò bầu trời trong hơn 6 tuần, các nhà thiên văn thu được số liệu mới được gọi là Vùng trời sâu phía Nam Chandra (Chandra Deep Field South).
Một hố đen vũ trụ được NASA tìm thấy bằng thiết bị quan sát tia X
Khi kết hợp các hình ảnh từ kính thiên văn vũ trụ Hubble với các số liệu mới của Chandra, các nhà khoa học có thể nghiên cứu các hố đen cách xa chúng ta 200 thiên hà, nơi mà vũ trụ mới chỉ 800 - 950 triệu năm tuổi. Các hình ảnh mà tia X ghi lại chỉ ra rằng, các hố đen rất phổ biến tại các thiên hà mới xuất hiện và cũng phát triển nhanh hơn.
Người đứng đầu công trình nghiên cứu này Edekend Tractor thuộc trường đai học Hawaii cho biết, trước đây các nhà khoa học vẫn không biết hố đen của các thiên hà sơ khai này đóng vai trò như thế nào và thậm chí là chúng có tồn tại hay không nhưng nay điều này đang dần được hé mở.
Theo Diệu Hương (VOV)