NATO chia rẽ vì cuộc chiến Afghanistan

"Đây là giây phút trang nghiêm của Quốc hội và của đất nước chúng ta", Gordon Brown, Thủ tướng Anh nói khi đọc diễn văn tại Hạ viện tuần trước. Sau đó, theo một người viết biên bản hội nghị của quốc hội, sự tĩnh lặng bao trùm căn phòng, một điều thực sự hiếm hoi tại Hạ viện. Sau đó, ông Brown đọc danh sách tên 37 lính Anh thiệt mạng trong cuộc chiến tại Afghanistan trong mùa hè này.

Chỉ một tuần trước đó, một số kênh truyền hình cũng đưa tin tương tự: Ở Pari, mùa hè này cũng có một lính bị thương và sau đó đã qua đời tại bệnh viện. Thủ tướng Pháp François Fillon bày tỏ sự kính trọng đối với vị trung sĩ, và nói về sự can đảm của quân đội nước này, sự cống hiến và tài năng của họ. Trong khi đó, ở Mỹ, kênh truyền hình CNN cũng đưa câu chuyện về một người mẹ Mỹ đã bay về nhà với người con trai của mình, một người lính cũng thiệt mạng tại Afghanistan trong mùa hè. Anh này chết trong cuộc chiến được miêu tả là trận đánh khốc liệt nhất của quân đội Mỹ kể từ tháng 7 năm 2008.

Khi những người lính Ba Lan, Hà Lan hay Đức hy sinh, cũng có những câu chuyện tương tự như thế. Các chính trị gia cũng như các hãng truyền thông nhà nước ngợi ca chủ nghĩa anh hùng và bày tỏ lòng biết ơn của đất nước. Các bài hát ngợi ca lòng yêu tổ quốc vang lên trong tang lễ, đôi khi còn được đưa lên tin tức truyền hình. Đã có 221 lính Anh đã thiệt mạng tại Afghanistan kể từ năm 2001, gần 850 lính Mỹ, 131 lính Canada, 36 lính Pháp, 34 lính Đức, 21 lính Hà Lan, 22 lính Italy, 26 lính Tây Ban Nha, 15 lính Ba Lan và những nước khác.

Đôi khi, sự phản đối chiến tranh tại châu Âu cũng lên khá cao. Trong những ngày gần đây thủ tướng Brown bị chất vấn xung quanh vấn đề lính Anh đang "chiến đấu và hy sinh vì một Chính phủ Afghanistan đã quá tham nhũng". Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng vừa buộc phải tuyên bố rằng trong khi lính Pháp hiện tại vẫn đang ở Afganishtan, "thì sẽ không có thêm bất cứ người lính nào nữa được cử đến đây trong tương lai". Con số thương vong trong mùa hè vừa qua tăng lên đã dẫn tới cuộc tranh luận gay gắt tại Hà Lan. Và ở Mỹ, cuộc tranh luận cũng căng thẳng không kém.

Đã có một liên minh quốc tế hoạt động ở Afghanistan kể từ năm 2001. NATO sau đó đảm nhận liên minh này kể từ năm 2003. Tuy nhiên, khi đọc báo chí Anh, người ta sẽ nghĩ Anh gần như đơn độc, chiến đấu một cuộc chiến mà họ không có lợi ích quốc gia nào ở đó. Điều tương tự cũng đúng ở Pháp và Hà Lan. Các bài viết của Mỹ hiếm khi đưa tin về sự tham gia của các nước khác, ngay cả khi một số nước - Anh và Canada - vẫn phải chịu thương vong ở tỷ lệ cao hơn quân đội Mỹ, xét theo tỷ lệ quân của họ.

Hầu hết các nhà phê bình chiến tranh của châu Âu muốn biết tại sao con cái họ đang chiến đấu vì người Mỹ chứ không phải vì NATO. Trong khi đó, đa số những nhà phê bình của Mỹ lại phủ nhận đóng góp của châu Âu, coi đó là vô tác dụng. Như nhà báo Jackson Diehl đã chỉ ra hôm thứ 2 rằng, tâm điểm tranh luận về chính sách sắp tới của cuộc chiến Afghanistan đang diễn ra ở Washington mà không có đóng góp rõ ràng từ bất cứ ai khác.

Thực tế rằng quan niệm về "phương Tây" đã nhạt đi từ lâu ở cả hai bên Đại Tây Dương. Điều thể hiện rõ ràng là NATO, mặc dù tham gia cuộc chiến đầu tiên kể từ khi được thành lập, vẫn không làm cho các nước thấy hứng thú với cuộc chiến. Trên hết, không có một lãnh đạo đồng minh nào sẵn sàng hay có thể tham gia vào cuộc tranh luận mang tầm quốc gia gồm nhiều nước thành viên viên khác, để đưa ra lý lẽ ủng hộ nhiệm vụ tại Afghanistan hay ở đâu đó.

Theo Đình Ngân (VNN/ Washington Post)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm