Nga lo ngại AUKUS vi phạm cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hãng thông tấn TASS dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 30-9 cho biết Moscow đã bày tỏ quan ngại về việc thành lập liên minh ba bên AUKUS giữa Úc, Anh và Mỹ trong quá trình tham vấn với Mỹ tại Geneva, Thụy Sĩ.

Trao đổi với các phóng viên, ông Ryabkov cho hay: "Chúng tôi cũng tận dụng cuộc họp ngày hôm nay để chuyển tải trực tiếp mối quan tâm của chúng tôi tới Mỹ liên quan việc họ cùng với Anh và Úc thiết lập mối quan hệ đối tác công nghệ cao mới trong AUKUS, với việc chuyển giao công nghệ hệ thống đẩy hạt nhân cho Úc, theo đó nước này có kế hoạch dự kiến đóng tám tàu ngầm hạt nhân".

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh: TASS

Ông Ryabkov lưu ý rằng việc chuyển giao công nghệ hạt nhân quân sự cho Úc trong khuôn khổ AUKUS không tuân thủ cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân và Nga sẽ đặt ra các câu hỏi liên quan việc thành lập liên minh này theo đường lối của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). 

“Chúng tôi lưu ý rằng các hành động kiểu này không phù hợp với cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân, gồm cả khía cạnh liên quan việc đảm bảo không chuyển vật liệu hạt nhân và hoạt động hạt nhân từ nhu cầu hòa bình sang quân sự” – ông Ryabkov nói.

"Theo hiến chương, những sự đảm bảo này nằm trong phạm vi của IAEA. Chúng tôi sẽ đặt ra những câu hỏi này ở Vienna theo đường lối của IAEA. Trước đó, chúng tôi đã chuyển những câu hỏi này tới phía Mỹ thông qua Đại sứ Mỹ tại Moscow John Sullivan và gần đây chúng tôi đã làm tương tự với Canberra và London”.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh rằng không thể bỏ qua ý định của London trong việc xây dựng tiềm lực hạt nhân. 

Ông nói thêm: “Đối với phía Nga trong bối cảnh này, những gì đang diễn ra với các kho vũ khí hạt nhân của các đồng minh thân cận nhất của Mỹ - các đồng minh châu Âu như Anh và Pháp - là vô cùng quan trọng”. 

"Chúng tôi nhận thức được ý định của London trong việc tăng cường năng lực của mình trong lĩnh vực này. Ngay cả khi không phải bây giờ, nhưng theo thời gian - đây là một thời điểm nghiêm trọng không thể bỏ qua" – ông Ryabkov nhấn mạnh.

Trước đó, Úc, Anh và Mỹ hôm 15-9 thông báo thiết lập quan hệ đối tác an ninh mới ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có tên AUKUS. 

Theo thỏa thuận, Canberra có kế hoạch đóng ít nhất tám tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ thiết kế, trong đó những chiếc đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2036.

Đồng thời, Úc cũng trang bị lại các lực lượng vũ trang của mình bằng tên lửa hành trình do Mỹ sản xuất. 

Úc đã chấm dứt hợp đồng quốc phòng mua tàu ngầm với Pháp, hợp đồng lớn nhất trong lịch sử nước này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm