"Ngày hội Văn hoá vì hoà bình" là dịp tôn vinh những giá trị của Thăng Long – Hà Nội

(PLO)- Lãnh đạo Hà Nội nhấn mạnh “Ngày hội văn hóa vì Hòa bình” là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, tỏa sáng lương tri và phẩm giá con người…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 6-10, TP Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 – 10-10-2024), kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình" của UNESCO (16-7-1999 -16-7-2024).

Chương trình có khoảng 10.000 người tham gia, trong đó khoảng 700 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế, 9.000 người tham gia diễu hành và trình diễn.

ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước dâng hương tại tượng đài vua Lý Thái Tổ.

Tham dự ngày hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh2.jpg
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tại tượng đài vua Lý Thái Tổ.

Về phía Hà Nội có Ủy viên Trung ương Đảng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến.

ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh3.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự "Ngày hội văn hóa vì Hòa bình”
ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh4.jpg

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" nhằm lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ.

ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh5.jpg
Tái hiện hình ảnh lớp lớp đoàn quân giải phóng từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô, trong sự chào đón hân hoan của người dân Hà Nội trong “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”.
ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh12.jpg
Ngày hội Văn hoá vì hoà bình
ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh13.jpg

Đặc biệt, sự kiện này thực sự là Ngày hội của người dân Hà Nội vì được thực hiện bởi hàng nghìn quần chúng, nhân dân Thủ đô, cùng tham gia tái hiện những mốc son lịch sử của Thủ đô qua các thời kỳ; giới thiệu, trình diễn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các lễ hội và các làng nghề tiêu biểu của Thủ đô...

ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh11.jpg
Chương trình nghệ thuật tái hiện hình ảnh Ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội cách đây 70 năm.
ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh8.jpg
ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh10.jpg

Theo Chủ tịch Trần Sĩ Thanh, “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” còn là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, tỏa sáng lương tri và phẩm giá con người.

“Trong thời khắc lịch sử và linh thiêng này, chúng ta cùng thành kính bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với tổ tiên và các thế hệ tiền nhân đã có công khai sáng và dựng xây kinh thành Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay. Chúng ta thành kính tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các nhà cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sỹ, các thế hệ nhân dân, lực lượng vũ trang Hà Nội và cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài đã đóng góp công sức và vật chất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Thủ đô”, ông Thanh nhấn mạnh.

ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh15.jpg
Chương trình còn có các màn trình diễn trống hội Thăng Long kết hợp múa cờ, múa rồng, múa lân trong "Ngày hội Văn hoá vì hoà bình".
ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh16.jpg
Chương trình diễu hành, giới thiệu di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và quốc gia ghi danh, như hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, chùa Hương, chùa Tây Phương, đền Sóc...

Tại sự kiện, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc, Trưởng đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, Hà Nội với hơn 1.000 năm văn hóa và lịch sử, luôn thể hiện tinh thần kiên cường và tái sinh. Sau ngày giải phóng lịch sử, lãnh đạo và người dân Thủ đô đã hồi sinh, xây dựng nên một thành phố tràn đầy sự đổi mới, hòa nhập và thịnh vượng.

Bà Pauline Tamesis khẳng định danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” do UNESCO trao tặng năm 1999 và việc UNESCO công nhận thành phố là “Thành phố sáng tạo” vào năm 2019 nhấn mạnh nỗ lực của thành phố trong việc tái tạo chính mình qua từng năm.

Lễ kỷ niệm và Lễ hội văn hóa vì hòa bình diễn ra hôm nay là minh chứng điển hình về sự thành công của Hà Nội trong nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn trở thành Thủ đô văn hóa và sáng tạo của Việt Nam.

“Liên hợp quốc tại Việt Nam nói chung và UNESCO nói riêng, rất vinh dự được hợp tác với Hà Nội để triển khai nhiều dự án và sáng kiến kể từ khi văn phòng UNESCO chính thức được thành lập tại thành phố cách đây 25 năm. Nhờ sự tin tưởng và nỗ lực không ngừng nghỉ, quan hệ hợp tác đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của thành phố”, Bà Pauline Tamesis khẳng định.

Nội dung "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" gồm 3 phần, sẽ giới thiệu tinh hoa văn hóa Thăng Long - Hà Nội được hội tụ, lan tỏa trong hơn 1000 năm qua, đang tiếp tục tỏa sáng và làm giàu thêm cho nguồn lực văn hóa Thủ đô.

Phần mở đầu là thực cảnh tái hiện hình tượng lịch sử của Thủ đô cùng nhiều ca khúc được thể hiện. Phần 2 là lễ chào mừng. Phần 3 là màn trình diễn, diễu hành có sự tham gia của 500 chiến sĩ tái hiện hình ảnh đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954.

Ngoài hoạt động biểu diễn, chương trình còn có các màn trình diễn trống hội Thăng Long kết hợp múa cờ, múa rồng, múa lân; diễu hành, giới thiệu di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và quốc gia ghi danh, như hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, chùa Hương, chùa Tây Phương, đền Sóc...;

Màn biểu diễn các di sản văn hóa phi vật thể như: Kéo co, hội thổi cơm thi làng Thị Cấm, tín ngưỡng thờ Thánh Gióng, Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử…

Chương trình cũng giới thiệu những di sản diễn xướng dân gian tiêu biểu của Hà Nội như: Ca trù, hát xẩm, hát múa Ải Lao, rối nước, rối cạn…; giới thiệu làng nghề truyền thống tiêu biểu của Thủ đô, gồm: Tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng; làng nghề nón Chuông; dệt lụa Vạn Phúc; làng nghề gốm Bát Tràng.

Ngoài ra, chương trình còn giới thiệu nét văn hóa ẩm thực phong phú của Hà Nội thông qua các món ngon như giò chả Ước Lễ, bánh cuốn Thanh Trì, cốm làng Vòng, xôi Phú Thượng, sản phẩm sen Tây Hồ...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm