Nghị quyết mới cho TP.HCM dự kiến đề xuất thi hành từ ngày 1-8

(PLO)- UBND TP.HCM đề xuất Bộ KH&ĐT có văn bản đề xuất Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 theo trình tự, thủ tục rút gọn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 12-6, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký công văn gửi Bộ KH&ĐT về đề xuất xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM dự kiến đề xuất có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8. Ảnh: NGUYỄN TIẾN

Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM dự kiến đề xuất có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8. Ảnh: NGUYỄN TIẾN

Theo UBND TP.HCM, hiện dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP đang được Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5 và cơ quan soạn thảo dự kiến đề xuất có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8.

Để đảm bảo nghị định được ban hành và có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của nghị quyết của Quốc hội, UBND TP đề xuất Bộ KH&ĐT có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Điều 148 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020.

UBND TP cho biết đề xuất này thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2, điều 19, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Trước đó, ngày 20-3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38 thống nhất thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP và đã có Tờ trình 86 ngày 24-3 trình Quốc hội bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Theo đó, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 theo trình tự, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp của Quốc hội.

Khoản 2 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) cũng quy định “Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm