Chàng trai khởi nghiệp với nghệ thuật pompom độc đáo

Ngỡ ngàng với nghệ thuật pompom độc đáo giúp chàng trai khởi nghiệp thành công

(PLO)- 8 năm đồng hành cùng nghệ thuật pompom, anh Lê Lâm Nhật Huy đã biến những cuộn len đơn sắc thành các pompom thú cưng độc đáo, thu hút sự chú ý của nhiều người.

Với đam mê sáng tạo, sau 8 năm miệt mài với nghệ thuật pompom, anh Lê Lâm Nhật Huy (TP.HCM) đã biến hóa các cuộn len đơn sắc thành các hình mẫu pompom thú cưng xinh xắn, nhân vật hoạt hình vô cùng tỉ mỉ, cuốn hút người xem.

Anh Huy cho biết, thời gian đầu người ta biết tới pompom chỉ đơn thuần là những quả cầu bông tua rua để trang trí sản phẩm may mặc như áo, mũ… Sau này khi bộ môn pompom được ưa chuộng nhiều và biến tấu thì nó đã phát triển thành bộ môn nghệ thuật phổ biến trên thế giới.

Chàng trai khởi nghiệp với nghệ thuật pompom độc đáo

Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP.HCM, anh Huy quyết định sang Canada du học ngành thiết kế đồ họa. Dù phải cân bằng giữa việc học tập và làm thêm, anh vẫn dành thời gian để khám phá và phát triển đam mê với nghệ thuật pompom. Từ đó, anh đã tự thiết kế những mẫu pompom độc đáo, thể hiện tài năng và khéo léo của chàng trai có năng khiếu hội họa.

"Mình nghĩ đây giống như nghề chọn người, sau khi tốt nghiệp đại học mình chỉ muốn tìm một bộ môn để thử sức và vô tình thấy được trên mạng internet có những sản phẩm tạo hình dưới dạng pompom đã gây cho mình sự tò mò và quyết tâm phải chạm tới được nó. Từ đó mình mua sách báo, dụng cụ và tự tìm hiểu để làm" - anh Huy chia sẻ.

Chàng trai khởi nghiệp với nghệ thuật pompom độc đáo
Cuốn sách Pom Pom Pom - Over 50 Mini Pompoms to Make do anh Huy xuất bản đã đưa nghệ thuật pompom đến thế giới.

Sau gần 2 năm du học, anh Huy đã quyết định bỏ dở việc học trở về Việt Nam, đặt chân lên con đường phát triển nghệ thuật pompom chuyên nghiệp tại TP.HCM.

"Thời điểm này rất ít người biết đến bộ môn pompom. Mình sẵn sàng trở về Việt Nam để đi dạy, làm những clip chia sẻ hướng dẫn để người Việt Nam ngoài sử dụng len để đan móc còn có thể cắt tỉa tạo ra sản phẩm dễ thương" - Anh Huy nói.

Chàng trai khởi nghiệp với nghệ thuật pompom độc đáo
Ban đầu anh Huy hay bị sai trong bước chọn len và dụng cụ làm.

Khi mới bắt đầu với pompom, anh Huy cũng gặp không khó khăn bởi vì bộ môn này khi đó còn quá mới lạ ở Việt Nam, hầu như chưa có ai làm chuyên nghiệp. Không có người hướng dẫn, anh phải tự học, tự nghiên cứu từ sách báo, internet…

"Mới đầu thất bại rất nhiều lần do sử dụng sai loại len, sai dụng cụ. Sau mỗi lần thất bại mình rút ra được bài học, kinh nghiệm và cho tới hiện tại không còn khó khăn ban đầu mà bản thân lại muốn sáng tạo hơn với các mẫu hình khó hơn nữa" - Anh Huy nói.

Các sản phẩm từ pompom của anh Huy đa dạng về chủ đề, từ nhân vật hoạt hình đến đồ ăn, nhưng nổi bật nhất vẫn là pompom thú cưng và nhận được sự yêu thích của nhiều đối tượng khách hàng.

Chàng trai khởi nghiệp với nghệ thuật pompom độc đáo
Đa dạng về chủ đề, từ nhân vật hoạt hình đến đồ ăn.

Để cho ra một sản phẩm pompom anh Huy phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Trước khi bắt tay vào sản phẩm, anh Huy thường nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc điểm của mẫu vật, sau đó phác họa và dựng biểu đồ để sắp xếp các lớp len, rồi quấn chúng lên khuôn pompom.

IMG_3373.jpg

Công đoạn khó nhất, cần tập trung cao độ nhất theo anh Huy vẫn là khâu cắt tỉa để thể hiện đúng đặc điểm của đôi tai, mắt và mũi. Người làm pompom không chỉ cần khéo léo sử dụng phụ kiện mà còn phải hiểu biết về giải phẫu động vật.

z5938519972799_884f3da758dcbfcc1dbde470c3600d45.jpg

Khuôn pompom có kích thước từ 2 đến 11,5 cm, cho phép Huy tạo ra các quả cầu len với kích thước khác nhau, tùy theo mẫu vật cụ thể. Anh sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như kéo, nhíp, keo và kim để cắt tỉa, hoàn thiện sản phẩm theo mẫu đã định.

IMG_3413.jpg
Pompom thường có kích thước từ 2 đến 11,5 cm.

Nhiều khách hàng tìm đến anh Huy để đặt hàng pompom thú cưng theo nguyên mẫu. Tùy thuộc vào kích thước và độ phức tạp, việc hoàn thành một sản phẩm có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, vì vậy giá thành mỗi sản phẩm dao động từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng.

quality_restoration_20241017111504357.JPG
Khách hàng tìm đến anh Huy để đặt hàng pompom thú cưng theo nguyên mẫu.

Anh Huy cho biết, đa phần khách hàng của mình là các bạn trẻ yêu thích động vật, yêu thích sự mềm mại, nhẹ nhàng của chất liệu tạo nên pompom, khách hàng có thể dễ dàng làm vật trưng bày hay móc khoá.

IMG_3430.jpg

Với tâm huyết và sự sáng tạo của mình, anh Huy không chỉ mang đến những sản phẩm độc đáo mà còn truyền tải tình yêu nghệ thuật pompom đến với mọi người. Kể từ khi trở về nước vào năm 2018, anh đã dành hơn 6 năm để phát triển và lan tỏa bộ môn nghệ thuật pompom trong cộng đồng.

IMG_3427.jpg
Không chỉ giữ cho riêng mình, anh Huy còn lan tỏa bộ môn nghệ thuật pompom trong cộng đồng.

Ngoài việc kinh doanh, anh còn tổ chức các buổi workshop và lớp học ngắn hạn, tạo cơ hội cho nhiều người khám phá, tự tay làm ra những sản phẩm pompom dễ thương.

P5271561.JPG
Pompom ong được tạo hình chân thực, dễ thương.

Từ năm 2022, anh đảm nhận vai trò giáo viên dạy tạo hình pompom tại Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.HCM. Đồng thời, anh còn chia sẻ kỹ thuật làm pompom thú cưng và nhân vật hoạt hình trên mạng xã hội, giúp những ai cùng đam mê dễ dàng thực hành. Sự nhiệt huyết của anh góp phần làm phong phú đời sống nghệ thuật tại Việt Nam.

IMG_6734.JPG
Anh Huy đảm nhận vai trò giáo viên dạy tạo hình pompom tại Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.HCM.

"Sau một quá trình chia sẻ với mọi người, mình cảm thấy nhiều người biết tới bộ môn này nhiều hơn, nhiều học viên bày tỏ sự hứng thú với những khoá học tạo hình pompom. Hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều người biết đến nghệ thuật pompom này" - Anh Huy nói.

Một trong những dấu mốc quan trọng trên hành trình của anh Huy là vào dịp sinh nhật 26 tuổi, anh nhận được lời mời hợp tác từ một nhà xuất bản ở Anh để phát hành cuốn sách Pom Pom Pom - Over 50 Mini Pompoms to Make.

Cuốn sách của anh đã được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng, bao gồm Estonian, Đan Mạch và Đức, góp phần đưa nghệ thuật pompom ra thế giới.

Đọc thêm