BOUNDARY house được xây dựng trên khu đất có vị trí nằm giữa ba khu công nghiệp lớn thuộc tỉnh Bình Dương.
Dưới bất lợi chung từ bối cảnh, KTS AD+studio xây dựng phương án thiết kế ban đầu là đóng kín công trình, cải thiện chất lượng môi trường sống bên trong.
Tuy nhiên, cách xử lý này lại mâu thuẫn với nếp sinh hoạt hướng ngoại của một số thành viên trong gia đình ba thế hệ với cuộc sống quen thuộc trong hẻm phố này.
Do đó, để ngôi nhà có phương án thiết kế hợp lý, KTS AD+studio tập trung sử dụng từ khóa “đường bao”. KTS tạo ra những đường bao phương ngang và phương đứng. Đường bao phương đứng là ranh giới tiếp xúc giữa không gian bên trong và bối cảnh bên ngoài.
BOUNDARY house nằm giữa ba khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.
Ngôi nhà có diện tích 32 m2 nên đòi hỏi KTS có giải pháp tối ưu nhất.
Thay vì cách tiếp cận đóng kín ban đầu, một tấm màn che đặc-rỗng được sử dụng cho mặt đứng. Vách ngăn chia phía sau có chức năng như một lớp mặt đứng thứ hai, vách ngăn này còn kết hợp lõi cầu thang và hệ cây xanh nằm giữa.
Tổ hợp này tạo thành một cấu trúc hai lớp, có vai trò như một vùng đệm chuyển tiếp, giảm thiểu tác động bất lợi của môi trường nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả thông gió, lấy sáng. Đặc biệt giữ được tính tương tác giữa công trình và con hẻm trước nhà.
BOUNDARY house vào ban đêm.
Mặt tiền được thiết kế nhiều gam màu gạch nung, từ đậm cho đến nhạt dần.
Mặt tiền ngôi nhà là lớp gạch nung che chắn, được sơn màu tùy theo góc độ để làm nổi bật ngôi nhà giữa khu công nghiệp.
Gạch đất nung, một loại vật liệu địa phương có khả năng tạo hình linh hoạt được sử dụng ở tấm màn che mặt đứng công trình.
Sự chuyển tiếp được thể hiện qua màu sắc và độ đặc-rỗng, tương ứng với ý đồ riêng-chung của các không gian phía sau, phân cấp theo độ cao và chức năng sử dụng.
Sự tương tác sẽ giảm dần ở những tầng cao nhất, nơi là phòng ngủ riêng tư của cặp vợ chồng mới cưới, là không gian làm việc sáng tạo của họa sĩ đồ họa đòi hỏi sự tập trung.
Với diện tích nhỏ nên cách bố trí nội thất phải tối giản nhất có thể.
Nếu đường bao phương đứng là cách giao tiếp giữa công trình và bối cảnh, thì đường bao phương ngang là cách giao tiếp giữa các không gian bên trong.
Sự tương tác của các thành viên trong gia đình sẽ nảy sinh qua khoảng trống giữa các bản sàn cao thấp khác nhau.
Thủ pháp này kết hợp với lõi thang dịch chuyển, vòng quanh công trình làm giảm nhận thức về từng phòng chức năng nhỏ hẹp. Tầm nhìn xuyên suốt qua nhiều không gian giúp hình dung một tổng thể bao quát hơn trong diện tích xây dựng giới hạn 4 x 8 m.
Một phần của phòng bếp nằm dưới cầu thang tận dụng được diện tích ngôi nhà.
Lối cầu thang vẫn đầy đủ ánh sáng vào ban ngày.
Ngoài ra, KTS thiết kế thông gió vừa mang lại ánh sáng và gió tự nhiên cho các không gian từ phòng khách - phòng ngủ - phòng bếp.
Phòng tắm đơn giản.
Vách kính ngăn lõi cầu thang.
Đây là không gian giải trí, là nơi chủ nhà (là một họa sĩ) tập trung làm việc với nhiều cây xanh.