Người dân Quảng Bình phấn khởi kiếm thêm thu nhập nhờ loại nấm trời ban

(PLO)- Khi vào mùa nấm tràm nở rộ, người dân Quảng Bình háo hức rủ nhau vào những cánh rừng tràm để hái nấm đem bán để kiếm thêm thu nhập.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sau những cơn mưa lớn, các cánh rừng tràm bạt ngàn ở các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch (Quảng Bình) lại bước vào mùa nấm tràm.

Với vị đắng đặc trưng cùng vị ngọt hậu và thanh mát, nấm tràm đang dần trở thành một món đặc sản của người dân vùng quê nơi đây.

Video: Người dân Quảng Bình phấn khởi kiếm thêm thu nhập nhờ loại nấm trời ban.
Quảng Bình: Người dân phấn khởi kiếm thêm thu nhập nhờ loại nấm ‘trời ban’
Món ăn được chế biến từ nấm tràm đang dần trở thành một món đặc sản đối với nhiều người dân Quảng Bình. Ảnh: B.THIÊN

Theo người dân địa phương, nấm tràm mọc tự nhiên trên những thảm lá tràm hoặc gốc tràm mục lâu năm.

Nấm tràm thường mọc sau những cơn mưa vào khoảng tháng 4, tháng 7 và tháng 8 âm lịch. Loài nấm này mọc rất nhanh nhưng cũng chóng tàn chỉ tầm từ 3 đến 5 ngày.

“Vào khoảng thời gian này, người đi nhổ nấm tràm như đi hội vậy. Người người tấp nập lên những rừng tràm, bới lá tìm nấm tràm rồi đem về chợ bán hoặc những khu vực đông người qua lại bán nếu như chợ đóng cửa, bởi loài nấm này rất đắt hàng” - bà Lê Thị Hồng, ngụ tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết.

3.jpg
Vào mùa nấm tràm, người dân ở nhiều địa phương tại Quảng Bình thường vào rừng để hái nấm để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: B.THIÊN

Có thể nói nấm tràm là sản vật của thiên nhiên, được tự nhiên tạo ra, không do con người can thiệp. Nấm tràm có màu nâu tím, bên trong tai có màu trắng mịn cùng hình dáng đẹp và vị ngọt đắng rất đặc trưng.

Khi mùa nấm tràm nở rộ, người dân Quảng Bình háo hức rủ nhau vào những cánh rừng tràm để hái nấm đem bán.

“Nấm tràm sau mỗi đợt mưa chỉ sống trong vòng một tuần lễ nên người dân phải kịp thời thu hái nếu không muốn lỡ vụ nấm tràm. Trung bình mỗi người một ngày cũng hái được từ khoảng 10-15 kg.

Nếu may mắn gặp được những cánh rừng tràm vừa ra nấm nhiều thì phải hái được cả nửa tạ rồi đem bán để kiếm thêm thu nhập” - bà Dương Thị Thường, ngụ tại xã Văn Thủy, huyện Lệ Thủy chia sẻ.

quang-binh-nguoi-dan-phan-khoi-kiem-them-thu-nhap-nho-loai-nam-troi-ban (2).jpg
Nấm tràm sau khi sơ chế, chế biến sẽ làm được rất nhiều món ăn ngon với vị đắng đặc trưng. Ảnh: B.THIÊN

Theo tìm hiểu, nấm tràm thường được xào chung các loại rau, hải sản hoặc nấu cháo, nấu canh rau khoai lang. Mức giá thấp nhất cho mỗi kg nấm tràm rơi vào khoảng 30.000 đồng, có nhiều thời điểm giá loài nấm này lên đến 60.000 đồng/kg nếu đã qua sơ chế, cấp đông.

Một số hình ảnh do PLO ghi nhận:

7.jpg
Người bán nấm tràm trải dài tuyến đường Nguyễn Tất Thành giao với đường Tỉnh lộ 564, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: B.THIÊN
2.jpg
Nấm tràm thường xuất hiện nhiều vào các tháng 4, tháng 7 và tháng 8 âm lịch. Ảnh: B.THIÊN
4.jpg
Mức giá thấp nhất cho mỗi kg nấm tràm rơi vào khoảng 30.000 đồng, có nhiều thời điểm giá loài nấm này lên đến 60.000 đồng/kg nếu đã qua sơ chế, cấp đông. Ảnh: B.THIÊN
quang-binh-nguoi-dan-phan-khoi-kiem-them-thu-nhap-nho-loai-nam-troi-ban (3).jpg
Nét mặt phấn khởi của người dân huyện Lệ Thủy sau một ngày vào rừng hái nấm tràm. Ảnh: B.THIÊN
10.jpg
Bà Dương Thị Thường cho biết nấm tràm rất đắt khách nên mỗi khi vào mùa, bà và con cái thường vào các rừng tràm để hái nấm kiếm thêm thu nhập. Ảnh: B.THIÊN
11.jpg
Người dân tấp nập mua nấm tràm về làm thực phẩm hoặc cấp đông ăn dần. Ảnh: B.THIÊN
6.jpg
Nụ cười phấn khởi của hai người dân huyện Lệ Thủy sau khi nhanh chóng bán hết các giỏ nấm tràm hái được để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: B.THIÊN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm