Người Việt mạnh tay chi tiền khi mua sắm trực tuyến

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Thay vì cạnh tranh ngắn hạn bằng giảm giá, nhiều doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã chọn cách chăm sóc người tiêu dùng nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất.

Theo một báo cáo của Statista, sau 2 năm dịch bệnh, Đông Nam Á đã ghi nhận số lượng người mua sắm trực tuyến đạt mức ấn tượng, khoảng 70 triệu người tính đến thời điểm hiện tại.

Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong số những thị trường nhiều tiềm năng của khu vực, có khả năng vượt lên nhờ cung cấp các sản phẩm ngách, giữ vững chất lượng hàng hóa cùng chi phí phải chăng.

Chỉ tính riêng trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm đạt 12,42 tỉ USD.

theo-doi-hang-hoa

Nếu như các sàn thương mại điện tử hay người kinh doanh trực tuyến có khả năng can thiệp sâu vào hầu hết các mắt xích trong hành trình mua sắm thì các đơn vị chuyển phát nhanh lại chỉ có thể “gặp gỡ” người dùng ở khâu nhận hàng.

Những hạn chế trong mạng lưới, khả năng giao nhận của doanh nghiệp lại có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng như tình trạng chậm trễ, thất lạc hàng hóa, giá cước giao vận cao…

Là một đơn vị vận chuyển quen thuộc, J&T Express luôn ưu tiên ứng dụng công nghệ trong mọi khâu hoạt động, từ phân loại, xử lí kiện hàng tới việc thanh toán, theo dõi đơn hàng của người dùng.

Ông Phan Bình - Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam chia sẻ: "Người dùng có thể bị thu hút ban đầu bởi cước vận chuyển giảm giá, nhưng thứ níu chân họ ở lại sử dụng dịch vụ trong thời gian dài vẫn là chất lượng”.

Đọc thêm