‘Nhại thơ’ - lối sáng tạo độc đáo của người Việt Nam

Nhân đọc bài Treo ‘thơ nhại’ trong quán nhậu, coi chừng bị phạt” của hai tác giả Trần Chánh Nghĩa-Thanh Tùng (Pháp Luật TP.HCM số 195, ra ngày 23-7-2016), tôi cũng xin góp vài ý kiến.

Những bài thơ nhại được in và treo trong toilet quán nhậu G. Ảnh: TRẦN CHÁNH NGHĨA

Từ Nhại trong từ điển tiếng Việt có nghĩa là “bắt chước tiếng nói, điệu bộ của người khác để trêu chọc, giễu cợt nhại giọng; nói câu nào nhại câu ấy.

Nhại  đồng nghĩa với từ nhái: bắt chước, phỏng theo lời bài thơ có sẵn để làm ra bài mới, thường để giễu cợt, châm biếm. "Nhại thơ”.

Cách nhại thơ thường thấy là lấy lại nguyên bài thơ của tác giả khác, thay thế vài chữ, lấy đó làm thơ của mình. Người nhại thơ, thường mở ngoặc xin lỗi tác giả hay mở ngoặc mượn ý từ câu thơ, bài thơ của tác giả A, B, C... Và dùng trong trà dư tửu hậu, trong sinh hoạt tập thể, bông đùa thư giãn lại rất... vui.

Việc nhại bài thơ Quê hương của nhà thơ Giang Nam không có gì quá ầm ĩ vì trong kho tàng văn học từ truyền miệng (văn học dân gian) cho đến khi có chữ viết.

Cách lẩy Kiều, nhại Kiều  rất được ưu chuộng mà Bác Hồ đã sử dụng rất nhiều: 

"Xa nhà chốc mấy mươi niên

Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con.

Ý ở câu thơ thứ nhất, Bác đã mượn từ trong Truyện Kiều, nguyên tác là: Chốc đà mười mấy năm trời/ Còn ra khi đã da mồi tóc sương.

Trong Di chúc, Bác Hồ vẫn căn dặn chúng ta:

Còn non, còn nước, còn người

Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay.

Lời căn dặn đó được Bác lẩy từ trong Truyện Kiều: Còn non, còn nước, còn dài/ Còn về, còn nhớ đến người hôm nay (theo tác giả Phan Thế Cải, "Bác Hồ lẩy Kiều". Nguồn: http://baohatinh.vn).

Câu chuyện nữ sĩ Hằng Phương tặng cam, Bác nhận rồi lẩy Kiều:

Cảm ơn người biếu gói cam/ Nhận thì không đúng, từ làm sao đây/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai.

(Thư cảm ơn nữ sĩ Hằng Phương biếu cam; tết Bính Tuất, 1946).

Thơ Bút Tre đã đi vào đời sống... 

Nhại thơ đã hình thành nên một số nhà thơ tráo phúng Tú Xương, Tú Mỡ... và cho đến một thể loại thơ rất riêng - thơ Bút Tre. Từ khi thơ Bút Tre ra đời nhiều nhà thơ trào phúng, châm biếm đã nhại rất nhiều, rất hóm hỉnh, bông đùa. 

Cách nhại thơ Bút Tre hóm hỉnh.

Nhại bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Qua nhà em

Bước tới nhà em bóng xế tà

“Đờ-rim”chen lẫn với “hon-đa”

Lom khon cạnh cửa vài ba chú

Lác đác trên sân có mấy gà (gã)

Bên trỏng thẹn thùng em nhõng nhẽo

Bên ngoài mỏi mắt chả ai ra

Dừng chân ngó lại rồi ta… "biến”

Một mảnh tình riêng ta với ta

(Hà Thục Uyên - Đà Lạt)

Nhại theo bài Hương thầm của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn

HƯƠNG TIỀN

Khung cửa chính ngôi nhà cuối phố

Chẳng hiểu vì sao luôn tấp nập người

Cô bạn ngày xưa học chung một lớp

Đang chuẩn bị làm đám cưới với Tây

Giấu một chum” đô ‘” trong chiếc khăn tay

Cô gái viu mừng theo chồng xuất cảnh

Bên ấy có tiền nhà cao sang trọng

Bên ấy có tiền nàng sống thảnh thơi

Nào ai đã một lần dám nói

Hương “tiền” đưa làm nàng bối rối

Cô gái mê “chum đô “nặng trĩu

Cô gái mê cuộc sống bên tây

Sao nàng ra đi mà chẳng nói điều chi ?

Vì hương “tiền” vương vấn bước người đi

Sao nàng ra đi mà chẳng nói điều gì ?

Vì hương “tiền” đưa mãi bước nàng đi

(LÊ KIM CHÂU, quận 8)

(Nguồn:  https://vuongtrihai.wordpress.com)
Bài phát biểu của Tổng thống Obama trong chuyến viếng thăm Việt Nam tháng 5 vừa qua, ông cũng dùng Truyện Kiều để kết thúc bài phát biểu gây tiếng vang lớn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm