Nhân tài kẹt ‘ải’ hộ khẩu

Bởi lẽ đối với khu vực doanh nghiệp và tư nhân, chẳng những hộ khẩu không còn là vấn đề mà ngay cả quốc tịch cũng không còn là rào cản.

Ngày càng có nhiều hơn những doanh nghiệp, tập đoàn thuê người nước ngoài, Việt kiều đảm nhận những vị trí trọng yếu. Điều ấy cũng là một trong những nguyên nhân khiến khu vực tư nhân, FDI năng động, phát triển dù những khó khăn từ chính sách vẫn còn.

Nhưng đối với lĩnh vực công, dường như có một lực cản vô hình nào đó khiến chủ trương bỏ hộ khẩu trong tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức vẫn chưa thể thực hiện. Điều khá nực cười là trong khi pháp luật không hề buộc những người được tuyển làm công chức, viên chức thi ở đâu thì phải có hộ khẩu ở đó thì trong những cuộc tuyển dụng, hộ khẩu vẫn là nỗi âu lo của hàng ngàn nhân tài khát khao cống hiến.

Tại cuộc làm việc với Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng hôm qua, vấn đề mâu thuẫn trong câu chuyện tuyển dụng - hộ khẩu đã được giám đốc Sở KH&CN TP.HCM nhắc đến: “TP có chính sách mời gọi Việt kiều về nước để tham gia đóng góp với mức lương cao, thậm chí còn trả mức lương rất cao để thuê chuyên gia nước ngoài. Vậy hà cớ gì chuyên gia, nhà khoa học giỏi trong cùng đất nước mà chúng ta lại đưa ra chính sách hộ khẩu để xét duyệt?”.

Bí thư Đinh La Thăng thì còn sát sườn hơn khi ông đặt vấn đề: “Tại sao mại dâm, trộm cướp, ma túy vào đây các anh không quản lý hộ khẩu, không yêu cầu hộ khẩu mà những chuyên gia giỏi lại bắt hộ khẩu? Phải chăng chúng ta chỉ đang quản lý những người nghiêm chỉnh thôi?”.

Câu hỏi ấy của Bí thư Thăng cho thấy cửa ải hộ khẩu có lẽ là một trong những nhân tố làm nản lòng những nhân tài khát khao một môi trường làm việc chân chính.

Có vài ý kiến lo ngại rằng: Nếu bỏ hộ khẩu trong tuyển dụng thì nhân tài sẽ đổ hết về những TP lớn. Bộ máy địa phương lấy đâu ra nhân tài để vận hành? Tư duy “ngăn sông cấm chợ”, cào bằng này dứt khoát phải loại bỏ. Bởi lẽ chất xám, trình độ và kỹ năng làm việc của nhân tài phải được phát triển ở những nơi thực sự trọng dụng họ. Vì có câu “đất lành chim đậu”.

Cũng phải thấy rằng với nhân tài, nếu hộ khẩu dựng nên một bức tường cao thì đương nhiên họ sẽ tìm đến những nơi không có rào cản theo nguyên lý “nước chảy chỗ trũng”.

Đã đến lúc yêu cầu bỏ hộ khẩu trong đời sống xã hội, nhất là tuyển dụng công chức, viên chức phải được tính đến ở những mặt tích cực nhất.

Quyết liệt 'giải cứu' bệnh viện, bệnh nhân

Quyết liệt 'giải cứu' bệnh viện, bệnh nhân

(PLO)- Hy vọng cơ chế thí điểm có thể mở ra không gian để nhân viên, lãnh đạo các cơ sở y tế có thể mạnh dạn làm “những việc chưa từng (dám) làm” mang lại lợi ích chung.
“Xé rào” để bệnh nhân hết chịu thiệt thòi

“Xé rào” để bệnh nhân hết chịu thiệt thòi

(PLO)- Ba vợ tôi bị đột quỵ, được chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Trước đó vài tuần, Dì ruột của tôi cũng được chuyển đến nơi này để cấp cứu sau tai nạn giao thông.
Tôi và ChatGPT kể chuyện… bỏ hộ khẩu giấy

Tôi và ChatGPT kể chuyện… bỏ hộ khẩu giấy

(PLO)- Những tồn tại, bất cập liên quan đến CCCD và dữ liệu quốc gia cần được Bộ Công an nhanh chóng khắc phục để khai thác triệt để tính năng của CCCD gắn chip và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm phục vụ người dân tốt hơn.
Trọng dụng nhân tài không chỉ bằng vật chất

Trọng dụng nhân tài không chỉ bằng vật chất

(PLO)- Những câu chuyện về trọng dụng nhân tài trong lịch sử đất nước là bài học cho TP.HCM cũng như cả nước để xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.