Nhân viên bán hàng tham ô tài sản hơn 5 tỉ đồng của doanh nghiệp

(PLO)- Do áp lực doanh số, bị cáo nảy sinh ý định lập khống hóa đơn, rồi đem số hàng dư thừa bán ra ngoài với giá rẻ để tham ô tài sản của doanh nghiệp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 3-6, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Anh Sử (SN 1992, trú ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) mức án 17 năm về tội tham ô tài sản. Bị hại trong vụ án là Công ty TNHH Sebang Battery Vina (viết tắt là Công ty Sebang Battery Vina).

tham ô tài sản.jpg
Bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: T.T

Theo hồ sơ vụ án, Công ty Sebang Battery Vina đặt trụ sở chính tại tỉnh Đồng Nai và có Văn phòng đại diện Hà Nội đặt tại Cụm Công nghiệp Nguyên Khê, thuộc xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội. Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội là ông Lee Kwang Jin (SN 1967, quốc tịch Hàn Quốc).

Năm 2021, Nguyễn Anh Sử được Công ty Sebang Battery Vina tuyển dụng vào làm việc tại Văn phòng đại diện Hà Nội với các nhiệm vụ quản lý, đào tạo đội nhóm kinh doanh tại văn phòng; trực tiếp quản lý kinh doanh mặt hàng bình ắc quy xe nâng và các khách hàng có liên quan; trực tiếp quản lý công nợ của các khách hàng liên quan tới mặt hàng ắc quy xe nâng…

Bị cáo còn là người trực tiếp quản lý hàng hóa tại kho, lên hóa đơn, bán hàng, xuất hàng và liên hệ vận tải.

Từ tháng 4-2022, do áp lực doanh số của công ty nên Sử đã nảy sinh ý định lập khống một số hóa đơn bán hàng bình ắc quy. Để có thông tin lập khống hóa đơn bán hàng, Sử lấy dữ liệu, danh sách đại lý, khách hàng từ công ty. Còn chủng loại, số lượng bình ắc quy ghi trên hóa đơn, bị cáo căn cứ theo dữ liệu có sẵn rồi điền vào.

Trong các hóa đơn khống, Sử không đề địa chỉ email hoặc ghi sai địa chỉ email của những đơn vị mua hàng nhằm tránh việc doanh nghiệp kiểm tra, phát hiện.

Từ ngày 23-4-2021 đến ngày 27-6-2022, bị can đã lập khống 58 hóa đơn bán hàng thể hiện đã bán 2.072 bình ắc quy các loại cho 18 đại lý với tổng giá trị tiền hàng ghi trong hóa đơn là hơn 6,9 tỉ đồng (gồm cả thuế VAT).

Do lập khống hóa đơn mà không xuất hàng nên số lượng bình ắc quy thực tế tồn trong kho tăng cao. Từ đây, Sử tiếp tục nảy sinh ý định chiếm đoạt số lượng bình ắc quy này.

Trên cơ sở thông tin ghi trên hóa đơn khống, bị can lập khống chứng từ, làm thủ tục nhận bình ắc quy từ kho của công ty. Sau đó, Sử mang bán cho các đại lý, khách hàng của chính Công ty Sebang Battery Vina với giá thấp hơn so với giá niêm yết từ 8-10%.

Ngoài ra, bị cáo còn đưa thông tin gian dối là Công ty Sebang Battery Vina có chính sách đổi bình ắc quy cũ lấy bình ắc quy mới; công ty nhập lại bình ắc quy cũ với giá từ 18.000 đồng đến 23.000 đồng/ 1 bình ắc quy cũ. Thu được bình ắc quy cũ từ các đại lý, khách hàng, Sử mang bán phế liệu lấy tiền ăn tiêu.

Với cách thức này, từ ngày 4-5-2021 đến ngày 16-7-2022, Nguyễn Anh Sử đã chiếm đoạt của Công ty Sebang Battery Vina tổng cộng 1.839 bình ắc quy mới các loại đem bán và đổi cho một số đại lý, cá nhân để chiếm hưởng bất chính.

Theo kết luận giám định, tổng giá trị tài sản Sử chiếm đoạt của Công ty Sebang Battery Vina là hơn 5,2 tỉ đồng, bị cáo mới trả lại gần 300 triệu đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm