Nhiều công nghệ hiện đại tại triển lãm khoa học và công nghệ điện lực

(PLO)- 8 phần mềm, 13 thiết bị và giải pháp đến từ 10 đơn vị đã được trưng bày tại triển lãm thuộc hội nghị Khoa học và Công nghệ điện lực toàn quốc năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 25-11, Hội Điện lực Việt Nam (VEEA) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức hội nghị Khoa học và Công nghệ điện lực toàn quốc năm 2022.

Hội nghị năm nay gắn với chủ đề “Chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện quốc gia”.

Nhu cầu về năng lượng nói chung, điện năng nói riêng ngày càng tăng đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho ngành điện. Ảnh: AH

Nhu cầu về năng lượng nói chung, điện năng nói riêng ngày càng tăng đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho ngành điện. Ảnh: AH

Phát biểu khai mạc, ông Mai Quốc Hội, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Điện lực Việt Nam khẳng định hội nghị là một sự kiện mang tính học thuật có uy tín trong lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng.

Các vấn đề được đưa ra thảo luận đều mang tính thời sự, như dự thảo Quy hoạch Điện VIII; các vấn đề của ngành điện trong tình hình thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26; vấn đề phát triển điện gió, điện mặt trời; vai trò của điện than, hay các vấn đề về tổn thất điện năng, chuyển đổi số ngành điện,...

Bên lề hội nghị, có 8 phần mềm, 13 thiết bị và giải pháp đến từ 10 đơn vị đã được trưng bày tại triển lãm.

Ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam đánh giá đây là một sự kiện quy mô lớn, có uy tín trong lĩnh vực điện lực.

Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam mong muốn Hội Điện lực Việt Nam tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách, thể chế và các quy trình, quy phạm kỹ thuật của ngành điện; nghiên cứu đề xuất, đóng góp ý kiến cho những vấn đề thuộc các cơ chế, chính sách ngành điện; đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường công tác phổ biến kiến thức... Đây là những vấn đề rất cấp thiết, mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay.

Đồng thời, Hội Điện lực Việt Nam cần tăng cường hơn nữa hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước; chủ động, tích cực hợp tác, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu, KHCN trong lĩnh vực năng lượng, điện lực.

Ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN nghe các đơn vị chia sẻ về phần mềm, thiết bị liên quan đến chuyển đổi số trong hệ thống điện. Ảnh: H.LINH
Ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN nghe các đơn vị chia sẻ về phần mềm, thiết bị liên quan đến chuyển đổi số trong hệ thống điện. Ảnh: H.LINH

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN cho hay, với đặc thù là một ngành công nghiệp hoạt động mang tính hệ thống, có trình độ công nghệ cao và hiện đại, ngành điện nói chung và EVN nói riêng đã và đang nỗ lực lao động, học tập, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu ứng dụng KHCN, tiếp cận và làm chủ kỹ thuật, công nghệ hiện đại để quản lý, vận hành và khai thác hiệu quả trang thiết bị trong hệ thống điện Việt Nam.

Đến nay, tổng công suất đặt nguồn điện trong toàn hệ thống điện Việt Nam là 78.300MW, trong đó tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo chiếm tới 26,5%.

EVN và các đơn vị trong EVN quản lý vận hành 29.800MW, chiếm tỉ lệ 38% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Số lượng khách hàng sử dụng điện của EVN trên cả nước cũng đã lên tới trên 30 triệu khách hàng.

Đến nay, các nhiệm vụ chuyển đổi số của toàn EVN đều đã đạt được những kết quả rất tích cực, từ sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng đến quản trị doanh nghiệp… Trong 4 năm liên tiếp, EVN và các đơn vị thành viên đạt được giải thưởng Doanh nghiệp Chuyển đổi số xuất sắc do Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm