Đây là dự luật đã được Quốc hội khóa XIII xem xét tại kỳ họp cuối cùng, kỳ họp thứ 11.
“Thực tế có doanh nghiệp èo uột nhưng hồ sơ hoành tráng. Có nhiều bài học về vấn đề này, đó là đấu thầu đấu giá xong rồi thậm chí xuất hiện nhiều công ty ma, vậy ai kiểm soát và chịu trách nhiệm thì luật này chưa làm rõ. Tôi từng làm chủ đầu tư, thấy lỗ hổng để lợi dụng rất lớn, nhân dân rất bức xúc” - ông Việt nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.
Trước đó, báo cáo một số vấn đề lớn của dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay: “Một số ý kiến đề nghị phải có các quy định chế tài chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, tránh gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến tính hợp pháp của tài sản đưa ra đấu giá, xử lý trách nhiệm những trường hợp tham gia đấu giá có hành vi vi phạm, người trúng đấu giá không nhận được tài sản”.
Theo đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã tiếp thu, chỉnh lý một số quy định (tại các chương III, IV, VI của dự thảo luật) nhằm quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục đấu giá; bổ sung quy định hủy kết quả đấu giá tài sản. Bổ sung thêm chế tài mạnh và các hành vi bị nghiêm cấm đối với các cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động đấu giá…
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt.
Cho ý kiến về dự luật, ông Việt cũng đề nghị cần phải có các quy định chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng dàn xếp trong quá trình thực hiện đấu giá tài sản, gây thất thoát tài sản nhà nước, làm dư luận bức xúc.
Giải trình thêm về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho hay cơ quan soạn thảo đã cố gắng đến mức tối đa để có quy định chặt chẽ, rõ ràng, rành mạch hình thức đấu giá, bỏ phiếu, rồi hủy kết quả đấu giá... Ngoài ra, Bộ luật Hình sự cũng có điều quy định về hành vi thông đồng, dìm giá cấu thành tội phạm.