Những ngành được tuyển sinh trở lại ở khu vực phía Bắc gồm: ngành Sư phạm mỹ thuật và Sư phạm âm nhạc (Trường ĐH Hùng Vương - Phú Thọ); Nhiếp ảnh, Công nghệ điện ảnh - Truyền hình (Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội); ngành Kinh tế xây dựng (Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội); ngành Kế toán (Trường ĐH Nông lâm Bắc Giang); ngành Công nghệ thông tin (Trường ĐH Phạm Văn Đồng); ngành Văn học (Trường ĐH Dân lập Phú Xuân); ngành Công nghệ đa phương tiện (Trường ĐH Hòa Bình); ngành Việt Nam học và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường (Trường ĐH Phương Đông), ngành Thiết kế đồ họa (Trường ĐH Nguyễn Trãi) và ngành Việt Nam học (Trường ĐH Hoa Lư).
|
Trước đó, khoa Nhiếp ảnh của Trường ĐH Sân khấu điện ảnh cũng nằm trong danh sách các ngành bị dừng tuyển sinh do không đáp ứng đủ điều kiện giảng viên. Ảnh minh họa |
Ở khu vực miền Trung có các ngành: ngành Công nghệ Kỹ thuật Vây dựng và ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô (Trường ĐH Nha Trang); ngành Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Quản lý tài nguyên môi trường, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non (Trường ĐH Quảng Bình); ngành Công nghệ thông tin (Trường ĐH Quảng Nam); ngành Quản lý nhà nước (Trường ĐH Quy Nhơn); ngành Giáo dục Mầm non và Công nghệ chế tạo máy (Trường ĐH Hải Phòng).
Để thuận lợi cho thí sinh nộp hồ sơ vào những ngành học này, Bộ GD&ĐT cũng cho phép nhiều trường gia hạn cho thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường đến hết ngày 9.5 thay cho thời hạn nộp hồ sơ mà Bộ GD&ĐT quy định chung là đến hết ngày 29/4.
Trước đó, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia để có cái nhìn khách quan về nguyên nhân của việc dừng tuyển sinh các ngành và sau đó các trường lại được tuyển sinh trở lại. Theo TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ GD Đại học (Bộ GD&ĐT), chủ trương của Bộ về việc kiểm tra và dừng công tác tuyển sinh đối với những ngành chưa đủ điều kiện như thế là đúng, vì thực tế việc mở các ngành đào tạo, các chương trình đào tạo của các trường lâu nay khá tùy tiện, lỗi cả của hai phía (từ phía xin mở ngành và từ phía quản lý). Và việc Bộ GD&ĐT căn cứ vào các chuẩn đã công bố tại Thông tư 08 để xem xét việc dừng tuyển sinh cũng hoàn toàn đúng quy trình.
Một là, thực tế Thông tư 08 được soạn thảo chỉ cho các chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu nên mới đòi hỏi giảng viên phải đạt được các trình độ tiến sỹ, thạc sỹ. Giảng viên của các chương trình theo hướng nghề nghiệp ứng dụng (có thể chiếm tới 70-80% quy mô sinh viên theo Nghị quyết 14 và Luật Giáo dục đại học) chủ yếu cần kinh nghiệm nghề nghiệp hơn là có những văn bằng cao về học vấn.
Ba là, đối với những ngành mang tính chất liên ngành, như Việt Nam học, Khoa học môi trường, Quốc tế học…, những giảng viên gội cạo thường được mời từ các khoa đơn ngành khác nhau. Vậy ở những ngành này tìm đâu ra các giảng viên có trình độ tiến sỹ đúng ngành được phép đào tạo.