Từ những vụ việc gần đây cho thấy, phụ nữ sử dụng giày cao gót khi lái xe ô tô đã gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng giày cao gót khi điều khiển xe ô tô.
Đơn cử như vụ tai nạn giao thông tại Hàng Xanh, nữ tài xế lái xe BMW tông thẳng nhiều xe máy, taxi đang dừng đèn đỏ khiến một người tử vong và nhiều người bị thương. Cùng nhiều vụ tai nạn khác trên địa bàn cả nước cho thấy mức độ nguy hiểm của việc sử dụng dày cao gót khi điều khiển xe ô tô.
Cụ thể, trong một số trường hợp, chân người lái có thể bị trượt khỏi bàn đạp phanh. Hoặc trong những tình huống bất ngờ, mất bình tĩnh có thể đạp nhầm chân ga thay vì phanh hoặc ngược lại. Bên cạnh đó, việc ngồi đúng tư thế lái, thoải mái, chủ động xoay sở khi gặp tình huống khẩn cấp cũng rất quan trọng. Khi sử dụng dày cao gót sẽ dẫn đến việc di chuyển chân không kịp thời.
Vụ tai nạn tại cầu Nguyễn Tri Phương - Trần Phú (Quận 5) cũng do một nữ tài xế điều khiển xe và có sử dụng dày cao gót. Tuy nhiên, trường hợp này phía công an điều tra chưa có kết luận. Ảnh: Nguyễn Tân.
Theo một giảng viên Trường Cao đẳng Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh chia sẻ những nguyên tắc sử dụng chân phanh, chân ga khi lái xe. Cụ thể, khi lái xe di chuyển từ trên cầu đi xuống, chân của người lái luôn luôn để ở vị trí chân phanh. Trong trường hợp này có thể tài xế bị mất kiểm soát nên dẫn đến đặt nhầm chân ở vị trí chân ga. Khi lái xe, quan trọng ở việc quan sát và kiểm soát tốc độ khi xuống dốc. Thông thường, ô tô hiện đại bây giờ vận tốc khá cao, tốc độ lên rất nhanh. Từ 3-4 giây vận tốc có thể lên 80-90 km/h, dẫn đến không kiểm soát kịp thời.
Tài xế lưu ý, không những khi xuống dốc mà khi di chuyển bình thường sau rời chân ga tài xế phải chuyển ngay sang vị trí chân phanh để đảm bảo an toàn.
Đồng thời vị thầy giáo này cũng cho biết, khi sử dụng số sàn và số tự động, người lái xe cần phải cẩn thận. Cần nắm rõ bên nào là chân phanh, bên nào là chân ga, ở vị trí nào tốc độ nào thì sử dụng chân ga và chân phanh cũng tương tự. Quy tắc vận hành của mỗi xe sẽ khác nhau nên nguyên tắc sử dụng chân ga và chân phanh cũng có những lưu ý khác nhau.
Ngoài ra, lái xe phải tỉnh táo, biết cách vào cua, khi vào cua phải nhả chân ga đồng thời di chuyển chân qua phanh. Hay khi vào đường giao lộ, tài xế phải giảm ga cách đó 20-30 km và rà chân phanh. Ghi nhớ khoảng cách 3 giây an toàn mà các trường dạy lái thường xuyên nhắc nhở học viên khi lái xe. Khi thấy xe phía trước đỏ đèn thì đếm 3 giây và chuyển qua chân phanh ngay lúc đó. Nếu tuân theo nguyên tắc này, lái xe sẽ đảm bảo an toàn khi di chuyển.